viết 1 đoạn văn cảm nhận nhận xét về phép tu từ điệp ngữ trong câu thơ''khi mẹ vắng nhà ''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ "Quê Hương" của tác giả Tế hanh, tác giả đã khắc họa chân thực, sinh động khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Mở đầu vào một ngày mới sắp bắt đầu thì người dân làng chài đã chuẩn bị để ra khơi đánh cá. Ấn tượng nhất là khung cảnh trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Nó đã trở thành một phông nền sáng, đậm nét cho con thuyền tiến vò cái đẹp tràn ngập khung cảnh thiên nhiên. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê để giúp chúng ta cảm nhận, hình dung được khung cảnh thiên nhiên với một bầu trơi trong xanh cùng những làn gió nhẹ nhàng, những ánh hồng rực rỡ. Những dấu hiệu thời tiết thuận lợi cho một buổi ra khơi đầy thuận lợi với những mẻ cá bội thu. Nhưng sống động hơm nữa chính là hình ảnh dân trai tráng. Họ "bơi thuyền đi đánh cá" với tất cả ý chí, niềm tin. Cảnh ra khơi đã miêu tả gián tiếp con thuyền. Đó là "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Không những vậy con thuyền đã ẩn dụ cho vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân làng chài. Đoạn thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê giản dị để từ đó miêu tả ra một làng chài vào buổi sớm. Từ đây,đoạn thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy được tầm vóc của những người dân làng chài trong hành trình chinh phục thiên nhiên.
Tham khảo tại
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-cam-nhan-ve-kho-tho-dau-bai-tho-tieng-ga-trua-faq394696.html
khổ thơ đầu của bài thơ "tiếng gà trưa" diễn tả lên tâm trạng của người chiến sĩ đi hành quân xa đã dừng chân bên 1 xóm nhỏ :
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Anh lúc đó đã thấy hiện lên trong đầu rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của nhưng con gà mái . Tiếng gà trưa khiến anh nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng . Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.Bài thơ chỉ với ngôn từ và hình ảnh giản dị nhưng thật dễ đi sâu vào lòng người, ta cảm nhận rõ nét tình cảm của hai bà cháu thắm thiết hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
đây là của mik bạn xem có đúng ko nhé !
ko thì mong bạn có thể tự bổ sung và thêm ý nhé !
:)))
Tham khảo:
1,
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù
2,
Ngắm trăng là bài thơ được Bác sáng tác trong lúc đang bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhưng đọc bài thơ ta thấy Bác thể hiện được phong thái ung dung ngắm cảnh thiên nhiên trong hoàn cảnh tù giam ngột ngạt, bức bối và chịu nhiều khổ cực. Qua bài thơ chúng ta còn thấy tình thần thép của Bác Hồ. Với một điều kiện thiếu thốn như " Trong tù không rượu cũng không hoa", đối với các nhà thơ đều có cảm hứng sáng tác khi có rượu có hoa nhưng người thi nhân vẫn có thể thưởng trăng. Bác Hồ đã khẳng định " cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" thấy được cảnh đẹp của thiên nhiên khiến cho lòng người không thể cầm được mà thưởng thức. Hai câu đầu thể hiện được tình yêu thiên nhiên của Bác còn hai câu cuối lại thể hiện được tinh thần thép của Bác. Người ta thường nói đến câu thơ này là một cuộc vượt ngục bằng tnh thần. Bác Hồ muốn giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp ngoài kia. Nếu chúng ta thay từ " ngắm" bằng một từ nào khác thì chắc chắn ý thơ sẽ khác hẳn, vì từ ngắm cho ta thấy phong thái ung dung, tự tại của bác ở trong tù. Nếu đọc thơ của Bác chúng ta đều thấy rằng trăng là người bạn luôn luôn xuất hiện trong thơ Bác. Nhờ có trăng làm bạn nơi nhà tù đề Bác thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Vậy nên, một bài thơ hay không chỉ có hình ảnh thiên nhiên đẹp mà nó còn phải nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả.
3,
Phép điệp ngữ:
-Câu thứ nhất: "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan": có ngĩa là đi đường mới biết đường khó. Cụm từ "tẩu lộ" được sử dụng hai lần nhằm nhấn mạnh ý :"Đi đường mới biết gian lao"
-Câu thứ hai và câu thứ 3: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san"
"Trùng san đăng báo cao phong hậu"
Có nghĩa là :" Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác"-khi đã vượt hết các lớp núi sẽ lên đến đỉnh cao chót vót".
-Hiệu quả các phép điệp ngữ được dùng nhiều lần là: khắc họa đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác,từ đó nhấn mạnh sự gian nan vất vả của người đi đường.
mik thấy lỗi bn ơi, lùi rùi, nhìn thấy toàn màu đen thui
Em tham khảo nhé:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Ôi! (Thán từ) Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Phải chăng bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ? (Câu nghi vấn). Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Tham khảo:
Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt để đón mùa hè. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng."Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.
Phép lặp: Mùa hè (in đậm)
Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt để đón mùa hè. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng."Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.
Phép lặp: Mùa hè (in đậm)
Gợi ý cho em đoạn văn của chị:
Tố Hữu là nhà thơ chuyên viết về chủ đề chính trị, cách mạng với giọng thơ lãng mạn, ngọt ngào. Bài thơ ''Khi con tu hú'' được tác giả sáng tác năm 1939 khi đang bị bắt giam. Ôi! Bài thơ một bản nhạc mang âm hưởng mùa hè của một người đang bị mất đi tự do (Câu cảm thán). Nếu như sáu câu thơ đầu là bức tranh mùa hè với những dấu hiệu quen thuộc thì bốn câu thơ cuối lại là tâm trạng người lính với sự uất ức, ngột ngạt khi bị giam giữ. Tác giả sử dụng nhiều từ mạnh như ''đạp, ngột, chết, uất'' và các thán từ ''ôi, thôi, sao'' để làm rõ nét sự trái ngược giữa bầu trời tự do với phòng giam bí bách ngột ngạt. Nhà lao quả thực có thể giam giữ thể xác người chiến sĩ nhưng lại không thể giam giữ tinh thần yêu tự do của họ (Câu phủ định). Bốn câu thơ đã thể hiện tinh thần yêu tự do, hướng đến những điều rộng lớn của tác giả.
_mingnguyet.hoc24_
Khi con tu hú là một bài thơ mang đậm tâm trạng của tác giả Nguyễn Khuyến. Các câu thơ cuối cùng trong bài thơ này gợi lên trong tôi những cảm nhận sâu sắc về sự lặng lẽ và cô đơn của cuộc sống.
Trong bài thơ, tác giả miêu tả hình ảnh con tu hú trên cành cây và nhấn mạnh sự tách biệt của nó với thế giới xung quanh. Câu thơ "Lạc trong không gian, không gian lạc trong" thể hiện sự mất mát và cảm giác bị lạc lõng trong không gian vô tận. Đây là một câu phủ định, cho thấy sự cô đơn và khó khăn trong việc tìm kiếm sự kết nối và ý nghĩa trong cuộc sống.
Câu thơ tiếp theo "Chỉ có đêm tối, chỉ có tiếng hú" đem đến một cảm giác u ám và đơn độc. Tôi cảm nhận được sự cô đơn và bất lực của con tu trong việc tìm kiếm âm thanh và sự gần gũi với người khác.
Tuy nhiên, câu thơ cuối cùng "Hú không ai nghe, hú cho lòng mình" lại mang đến một sự tự do và sự thỏa mãn. Đây là một câu cảm thán, thể hiện sự chấp nhận cuộc sống một mình và tìm thấy niềm vui trong việc tự thưởng thức và thể hiện bản thân.
Từ những câu thơ cuối cùng của bài khi con tu hú, tôi cảm nhận được sự đối lập giữa sự cô đơn và sự tự do. Dù bị lạc lõng và không được nghe thấy, con tu vẫn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong việc tự thưởng thức và tự thỏa mãn. Điều này gợi lên trong tôi cảm giác sâu sắc về sự đơn độc và khao khát tự do trong cuộc sống.
Bạn tham khảo:“Đêm nay rừng hoang sương muối”: khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, khó khăn. Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Khó khăn chồng chấp khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ. Giữa nơi rừng hoang nước độc, các anh vẫn kiên cường kháng chiến bảo vệ nền độc lập cho nước nhà.
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” tuy điều kiện khó khăn, gian khổ là thế nhưng người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp. Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn.
“Đầu súng trăng treo”: đây là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn. Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ có thể đỡ được ánh trăng sáng tròn phía xa xa. Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần.
→ Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc, khiến bạn đọc hiểu thêm về người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ của họ để từ đó ta thêm trân trọng độc lập, tự do hiện có.
Kết đoạn: khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đồng thời nêu vai trò của bài thơ đối với nền văn học Việt Nam.