K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

B

16 tháng 11 2021

B

15 tháng 11 2021

đâu ạ

15 tháng 11 2021

các gợi ý A,B,C,D đâu?

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân. 

Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

A. Mở bài   

B. Thân bài   

C. Kết bài   

D. Có thể dùng cho cả 3 phần

1
13 tháng 5 2018

Đáp án cần chọn là: A

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.

Đoạn văn trên phù hợp với nội dung của đề văn nghị luận nào?

A. Phân tích tác phẩm Làng của Kim Lân

B. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

C. Phân tích những tác phẩm của nhà văn Kim Lân

D. Phân tích nghệ thuật văn chương của Kim Lân

1
6 tháng 2 2017

Chọn đáp án: B

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

Lần nào ông H say rượu cũng chửi bới khắp làng. Đối tượng mà ông ta hay chửi nhất là bác trưởng thôn và cán bộ xã nhà, vì ông có bức xúc về vấn đề gia đình ông không được công nhận hộ nghèo, nên đứa con út đi học không được miễn giảm học phí (Gia đình ông có 3/4 người trong độ tuổi lao động và đều có việc làm ổn định). Hành vi của ông H đã không thực hiện tốt trách...
Đọc tiếp

Lần nào ông H say rượu cũng chửi bới khắp làng. Đối tượng mà ông ta hay chửi nhất là bác trưởng thôn và cán bộ xã nhà, vì ông có bức xúc về vấn đề gia đình ông không được công nhận hộ nghèo, nên đứa con út đi học không được miễn giảm học phí (Gia đình ông có 3/4 người trong độ tuổi lao động và đều có việc làm ổn định). Hành vi của ông H đã không thực hiện tốt trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?

A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

B. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

D. Tích cực tham gia các hoạt động : xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

1
6 tháng 1 2019

Đáp án: D

2 tháng 12 2021

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên "cai trị" hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

2 tháng 12 2021

mình học lớp 4 bạn học lớp 8 thì mình giúp bạn kiểu gì

22 tháng 9 2019

Đáp án C

Xét lần lượt các nhận định:

1. Châu Phi có gia tăng tự nhiên cao, trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật. (SGK/21 Địa 11) => Đúng

2. Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư nghèo đói cao, khu vực có sự phân hóa giàu – nghèo rất lớn, tỉ lệ dân thành thị thấp dưới 50% (SGK/25 Địa 11) => Sai, vì tỉ lệ dân thành thị của Mĩ La tinh rất cao (trên 70%)

3. Tây Nam Á dân cư chủ yếu theo đạo Thiên Chúa, thời cổ đại xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ.(SGK/29 Địa 11) => Sai, vì dân cư Tây Nam Á chủ yếu theo đạo Hồi.

    4. Trung Á là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, từng có “con đường tơ lụa đi qua”  (SGK/30 Địa 11) => Đúng

Như vậy có 2 nhận định đúng

3 tháng 4 2018

Đáp án C

Xét lần lượt các nhận định:

1. Châu Phi có gia tăng tự nhiên cao, trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật. (SGK/21 Địa 11) => Đúng

2. Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư nghèo đói cao, khu vực có sự phân hóa giàu – nghèo rất lớn, tỉ lệ dân thành thị thấp dưới 50% (SGK/25 Địa 11) => Sai, vì tỉ lệ dân thành thị của Mĩ La tinh rất cao (trên 70%)

3. Tây Nam Á dân cư chủ yếu theo đạo Thiên Chúa, thời cổ đại xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ.(SGK/29 Địa 11) => Sai, vì dân cư Tây Nam Á chủ yếu theo đạo Hồi.

    4. Trung Á là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, từng có “con đường tơ lụa đi qua”  (SGK/30 Địa 11) => Đúng

Như vậy có 2 nhận định đúng