Giới thiệu về di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào trải nghiệm của các em để hoàn thành bài tập. Ví dụ:
* Tên địa danh: Phố cổ Hội An
* Địa danh đó ở tỉnh Quảng Nam.
* Ở đó có những căn nhà cổ mang đậm tính kiến trúc xưa cũ và độc đáo, như nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Đức An, nhà thừo Tộc Trần, các xưởng thủ công mỹ nghệ,...
* Em ấn tượng nhất với việc được cùng bố mẹ đến chợ Hội An thưởng thức nhiều món ngon và chụp ảnh kỷ niệm cùng du khách nước ngoài ở đó.
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.
Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"
Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
Bên cạnh Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt hay phần Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây nhằm củng cố kiến thức của mình.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106058' - 107022' kinh độ Ðông và 20045' - 20050' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.
Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. Chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.
Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.
Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.
Tuỳ vào mỗi tỉnh thành, chọn địa điểm tiêu biểu, ví dụ như:
Hà Nội: Lăng Bác, Văn miếu Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc, hồ Gươm, hồ Tây, chùa Một Cột,...
Thành phố Hồ Chí Minh: các bảo tàng văn hoá, địa đạo Củ Chi,...
Thành phố Đà Nẵng: Ngũ Hành Sơn, biển Mỹ Khê,...
Thừa Thiên Huế: biển Thuận An, nhà vườn An Hiên, Đại nội kinh thành Huế, Lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng,...
Khánh Hoà: Viện hải dương học,...
v.v.v....
Tham khảo
Một di sản văn hoá của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới là Khu di tích cố đô Huế. Khu di tích cố đô Huế là một thành phố cổ được xây dựng vào thế kỷ 17 và 18, là kinh đô của triều đại Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945. Khu di tích bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo, bao gồm các cung điện, đền thờ, lăng tẩm và các công trình khác. Giá trị lịch sử và văn hoá của Khu di tích cố đô Huế là rất lớn. Nó là một ví dụ tuyệt vời về kiến trúc và nghệ thuật của triều đại Nguyễn, và cũng là một minh chứng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đó. Ngoài ra, Khu di tích cố đô Huế còn có giá trị về mặt tôn giáo, văn hóa và tâm linh, vì nó là nơi có nhiều đền thờ và lăng tẩm của các vị hoàng đế và các thành viên của gia đình hoàng gia. Để bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích cố đô Huế, các biện pháp đã được đưa ra, bao gồm việc tăng cường quản lý và bảo vệ các công trình kiến trúc, tăng cường giáo dục và tuyên truyền về giá trị của di sản, và phát triển du lịch bền vững để giúp tăng cường sự nhận thức và quan tâm của công chúng đối với di sản này.
Tham khảo:
Trong năm 1909, về phía Đông của đầm nước mặn Tân Diêm có dải cồn cát ngăn cách đầm với biển, trên dải cồn cát Sa Huỳnh, M. Vinet là quan thuế người Pháp làm việc ở Sở thương chính tại cửa biển Sa Huỳnh đã phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc trong chứa nhiều đồ tùy táng, những chum gốm này do người dân đào lên để lấy trong đó các hạt trang sức mã não, thủy tinh. Ông đã công bố phát hiện kho chum Sa Huỳnh này trong Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(Vinet, 1909), điểm thời gian năm 1909 được lấy làm mốc khởi đầu cho sự phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh.
Năm 1923, La Barre khai quật tại Sa Huỳnh tìm thấy hơn 200 mộ chum, tài liệu được H. Parmentier chỉnh lý và công bố trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(H.Parmentier, 1924). Năm 1934, M.Colani khai quật tại điểm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh thuộc làng Thạnh Đức và công bố tại hội nghị Tiền sử học Thái Bình Dương tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1935 (M.Colani, 1935). Đến năm 1936, M.Colani xác lập thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh (Sahuynh Culture) khi nghiên cứu các di tích tiền sử ở Quảng Bình được công bố trong bài viết "Ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình", đăng trên tạp chí "Những người bạn Huế xưa". Tên gọi Văn hóa Sa Huỳnh"Sahuynh Culture” của M.Colani dùng để chỉ nền văn hóa của cư dân tiền sử có táng tục mộ chum và lấy địa điểm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đặt tên cho nền văn hóa này (M.Colani, 1936). Như vậy thuật ngữ văn hóa Sa Huỳnh hay còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển do các học giả người Pháp định danh, nội hàm thuật ngữ chứa đựng các di tích thuộc thời đại đồ sắt có đặc trưng chung về văn hóa khảo cổ.
Thời gian tồn tại văn hóa Sa Huỳnh trước công nguyên khoảng 500 năm và kết thúc ở thế kỷ 2 sau công nguyên. Văn hóa Sa Huỳnh có chung một không gian liền khoảnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh vào đến Bình Thuận mà ở hai đầu của nó có sự giao thoa với văn hóa Đông Sơn (phía Bắc) và văn hóa Đông Nam Bộ (phía Nam). Những di tích thuộc thời đại đồng thau cách nay trên dưới 3000 năm đến 2600 năm phát triển trực tiếp hay gián tiếp lên văn hóa Sa huỳnh được gọi bằng thuật ngữ “Tiền Sa Huỳnh” hoặc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển trực tiếp lên Sa Huỳnh như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II, Bàu Trám (lớp sớm), Bãi Ông. Gián tiếp góp phần vào sự hình thành Sa Huỳnh ví như văn hóa Xóm Cồn. Không gian phân bố của các di tích Tiền Sa Huỳnh tồn tại trong khu vực Nam Trung Bộ, giữa chúng đều có mối quan hệ, tuy thời gian có sớm muộn khác nhau nhưng cùng góp phần vào sự hình thành đỉnh cao Sa Huỳnh sắt (Đoàn Ngọc Khôi, 2004).
Không gian phân bố văn hóa Sa Huỳnh trải dài ở miền Trung Việt Nam; phía Bắc giao thoa với văn hóa Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh); phía Nam giao lưu với văn hóa Đông Nam Bộ ở Bình Thuận; phía Tây trải dọc theo thung lũng Đông Trường Sơn giao lưu với văn hóa Tây Nguyên; phía Đông văn hóa Sa Huỳnh vươn ra hệ thống các đảo trong vùng biển của Việt Nam như: Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc... ở đây văn hóa Sa Huỳnh giao lưu với văn hóa của vùng đảo Tây Thái Bình Dương theo dòng chảy văn hóa hải lưu.
Vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bắc Bình Định. Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa Sa huỳnh phân bố theo ba vùng sinh thái văn hóa rất đặc trưng và được xác thực qua các cuộc khai quật khảo cổ quy mô, đó là: Vùng núi – thung lũng sông Tang Hồ nước Trong; Vùng đồng bằng duyên hải – Long Thạnh, Bình Châu, Sa Huỳnh; Vùng đảo Cù lao Ré – Xóm Ốc, Suối Chình. Tại các điểm trung tâm này đã tìm thấy hàng trăm mộ chum, mộ vò, mộ đất của văn hóa Sa Huỳnh và hàng ngàn di vật đá, đồng, sắt, gốm, thủy tinh, đồ trang sức đá ngọc nephrit, agat.
* Ở Việt Nam :
+ Di sản văn hóa
- Cố đô Huế
- Phố cổ Hội An
- Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam )
- Văn miếu Quôc Tử Giám (Hà Nội)
- Nhã nhạc cung đình Huế
- Chữ Nôm...
+ Di sản lịch sử
- Hang Pắc Bó (Cao Bằng)
- Gò Đống Đa (Hà Nội)
- Côn Đảo
- Bến Nhà Rồng (TP. HCM) Trường Quốc Học (Huế)
- Đền Hùng (Phú Thọ)
- Dốc Miếu (Quảng Trị)
- Địa đạo Củ Chi
- Địa Đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị)
*Danh lam thắng cảnh
- Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
- Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
- Động Phong Nha (Quảng Bình)
- Mũi Né (Phú Yên)
- Rừng Quốc Gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)
- Rừng Cúc Phương
- Chùa Thiên Mụ (Huế)
* Trên thế giới:
Di sản văn hóa trên thế giới
- Lễ hội Dano (Gangreug, tỉnh Ganguon Hàn Quổc)
- Nhà hát Opera Sydney (Australia)
- Khu pháo đài Đỏ tại Ấn Độ
- Thành phố cổ Coriu (Hi Lạp)
- Đảo núi lửa JeJu (Hàn Quốc)
- Mỏ bạc Iwami Ginzan, Nhật Bản
- Các pháo đài tại Nisa, Turkmenistan
- Thành phố khảo cổ Samarra, Iraq
- Kênh Rideau, Canada
- Công viên quôc gia Teide, Tây Ban Nha
- Các khu rừng sồi Primeval, Ukraine
- Khu bảo tồn Lope-Okanda, Gabin
- Phong cảnh văn hoá và thực vật Richteisveld (Nam Phi)
- Vùng đất nghệ thuật đá Twyfelfontein (Namibia)
- Các ngôi làng Diaolou ở Kaiping (Trung Quốc)
- Thành phố Xtalingrat (Nga)
- Cung điện mùa Đông (Nga)
- Thành phố pháo đài Carcassone (Pháp) - xây dựng thế kỉ XIII
- Động Vân Cương (TP Đại Đông tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc)
- Vạn lý trường Thành (Trung Quốc)
- Pháo đài Ba - Xti (Pháp)
- Trân Châu Cảng (Hawai)
- Thành phô" Damascus (Ả Rập)
- HangJenolan, Australia.
- Công viên Bakken cổ nhất (Klampenborg, ĐanMạch)
- Nhà thờ StBasil (Matxcơva, Nga)
- Thác nước Thiên thần cao nhất thế giới Kerepakupaimerús (vùng Sabana, bang Bolivar, Venezuela)
- Núi Fuji (Nhật Bản)
- Ngôi chùa cổ nhất Nhật Bản-horiju
- Thung lũng sông Loire-vương qucíc của những lâu đài (Pháp)
- Thác nước Niagara (nằm giữa ranh giới tự nhiên giữa Canada và Mĩ)
- Cung điện xưa nhất của nước Pháp-Versailles
- Khách sạn cổ nhất thế giới-Hoshi Ryokan (ở làng Awazu, Nhật Bản)
- Thành phố Agra (Ấn Độ)....
TK
1
Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình.Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.
Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.
Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.
Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.
2Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của Thăng Long cố đô.
Tham khảo
1.
Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.
Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.
Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.
Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.
Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.
Xem thêm:
Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học siêu ngắnSoạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh siêu ngắnChợ nổi Cà Mau nhóm họp trên sông suốt từ khoảng 3-4 giờ sáng đến chiều tối. Ở đây, người ta cũng buôn bán theo phường, hội giống như các chợ khác trên bờ. Những chiếc ghe chở khẳm hàng đi tới và những chiếc ghe mua hàng rong nhẹ nhàng rời chợ, cứ thay nhau lui tới trong tiếng máy nổ âm vang trên mặt sông. Xen kẽ trong đó là những ghe hàng rong phục vụ nhu cầu của người trong chợ. Cũng giống như những chủ ghe hàng ngồi hút thuốc lá lặng lẽ đợi khách, các ghe hàng rong cũng không thấy cất lời rao, chỉ lặng lẽ len lách trong chợ với những khách hàng quen thuộc.
Du khách có thể ghé qua chợ nổi trên sông Gành Hào vào buổi chiều tối, khi chợ nổi đã lắng lại trong một sự im lặng lãng mạn cùng với gió và sóng nước. Những chiếc ghe trở thành những căn nhà nổi bồng bềnh vương vấn khói cơm chiều. Mấy đứa trẻ ngồi vắt vẻo câu cá trên sông; ánh mắt nhìn xa xăm của người thiếu nữ đang chăm sóc mấy chậu đất trồng hoa và rau trên mui ghe; tiếng đàn ghi ta phím lõm trầm buồn loang trên mặt sông trong khúc "Nam ai" hay "Dạ cổ hoài lang" buồn mênh mông; một giọng ai đó cảm khái cất lên câu vọng cổ... Đó là khi chợ nổi trở về với những nỗi niềm của cuộc sống lênh đênh sông nước, vọng nhớ về một dải đất liền ở đâu đó trong tiềm thức. Để rồi, từ 3 giờ sáng hôm sau, cả một khúc sông Gành Hào lại bừng tỉnh với những ghe hàng đầy ắp những trái cây và rau quả, bắt đầu một ngày mới, nhộn nhịp và lãng mạn. Nếu có dịp, xin ai đó đừng bỏ lỡ một lần đến với chợ nổi trên sông Gành Hào. Nắng, gió sông nước và sự bình dị, chân thành của con người, sản vật nơi đây chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn thật sâu đậm cho khách phương xa.
2.2Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của Thăng Long cố đô.
a. Mở bài :
Giới thiệu chung về di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.
b. Thân bài :
- Vị trí.
- Nguồn gốc.
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
- Cách chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn đối tượng (nếu đối tượng thuyết minh là danh lam, thắng cảnh).
c. Kết bài:
Ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá đối với đời sống con người.