Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe trong oxi một thời gian thu được (m + 4,16) gam hỗn hợp B chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch D chứa (4m – 6,5) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch D thu được (11m – 12,58) gam kết tủa. Mặt khác, nếu hòa tan hết 4,5m gam hỗn hợp A vào dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được dung dịch E chứa a gam muối và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí F gồm N2 và N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 18. Giá trị của a gần nhất với
A. 43
B. 194.
C. 212
D. 53.
Ta có sơ đồ phản ứng:
m(gam) (Mg, Fe) + --O2→ (m+4,16) gam B + --HCl→ D (Mg2+ x mol; Fe2+ y mol; Fe3+ z mol); Cl-)
D + --AgNO3→ (11m – 12,58) gam (Ag + AgCl)
Ta có m(O) = 4,16 gam → n(O) = 0,26 mol → n(Cl- trong D) = 0,52 mol
→ n(AgCl) = 0,52 mol
Ta có hệ phương trình
(1): 24x + 56(y+z) = m
(2) ĐLBT điện tích: 2x+2y+ 3z = 0,52
(3) m + 0,52*35,5 = 4m-6,5
→ m = 8,32 gam → n(Ag) = 0,04 = y → x = 0,16; z = 0,04
Mặt khác trong 4,5m gam A có: Mg = 0,72 mol và Fe 0,36 mol
Dung dịch muối: Mg2+: 0,72 mol; Fe3+: 0,36mol; NH4+: t mol; NO3-: q mol
hợp khí F gồm N2 (0,04 mol) và N2O (0,04 mol)
Áp dụng ĐLBT mol e: → t = 0,225 mol
Áp dụng ĐLBT điện tích → q = 2,745 mol → m 211,68 gam → Đáp án C