K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2017

a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

29 tháng 9 2023

1. Em nghe thầy cô nhận xét chung và ghi lai những nhận xét cần chỉnh sửa. 
2. Em đọc lại đoạn văn của em và lời nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.
3. Em tiến hành trao đổi với bạn và ghi lại những điều em muốn học tập.
4. Dựa vào nhận xét của thầy cô và những điều em muốn học tập từ bài của bạn, em tiến hành sửa lỗi trong bài hoặc viết lại một số câu cho hay hơn. 

Đọc kĩ đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.”

1. Đoạn văn trên thuộc kiểu vănbản:

A –Miêu tả                                 B – Tự sự              C –Biểu cảm                                                D – Nghị luận

2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A – Miêu tả          B –Tự sự                         C –Biểu cảm                          D – Nghị luận

3. Trong câu “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” là:

A –Dẫn chứng                         B –Ý kiến               C – Lí lẽ                  D – Dẫn chứng và lí lẽ,

4. Dòng nào thể hiện rõ ý kiến của đoạn văn trên?

A – Sự giản dị của Bác trong đời sống

B – Sự giản dị của Bác trong tác phong

C – Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết

D – Sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người

5. Câu : “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất” trong đoạn văn trên là :

A –Ý kiến                                                B – Lí lẽ

C – Dẫn chứng                                      D – Cả ba trường hợp trên đều khôngđúng

6. Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?

A –Giản dị                      B –Quý trọng              C –Phục vụ                  D – Thức ăn

Câu 7. Từ đoạn văn phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 – 5 dòng để trả lời câu hỏi: “Vì sao văn bản trên là văn bản nghị luận”? (2điểm)

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vàichiếcnhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh….

(Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)

Câu 1.Đoạn trích trên được sử dụng phương thức biềuđạt:

A –Tự sự               B –Biểu cảm      C – Miêutả          D – Tự sự kết hợp với miêutả

Câu2. Thể loại của đoạn tríchtrên?

A.                     Thể kí               B. Thểtùybút              C. Thểhịch        D. Thể truyệnngắn

Câu3. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí?

B.                      Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếutố tưởng tượng kìảo.

C.                      Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câungắn.

D.                     Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.

E.                      Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trungđại

Câu4. Câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” Được tác giả sử dụng biện pháp tutừ:

F.                       Nhânhóa                     B. So sánh                       C. Ẩndụ              D. Điệp từ

Câu5. Từ nào trong câu văn : “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.” được được dùng theo theo nghĩachuyển:

A.Bão                              B.Bể                      C.Kính                             D. Chân

Câu6. Những từ sau từ nào không phải là từmượn?

G.                     Bìnhminh       B.Trường thọ            C. Chài lưới                     D. Lễphẩm

0
16 tháng 5 2017

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

    + Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

    + Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

    + Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

    + Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

22 tháng 12 2023

- Đoạn mở đầu, tác giả kể một hồi ức thủa học trò: giáo viên đã giao một bài tập để học sinh tự do thể hiện sự khác biệt. 

- Đoạn tiếp câu chuyện xoay quanh sự lựa chọn của số động học sinh trong lớp và của riêng J. Lời bàn luận chỉ xuất hiện sau những đoạn kể như vậy. 

→ Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, văn bản không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng. 

2 tháng 2 2023

– Đoạn mở đầu, tác giả kể một hồi ức thủa học trò: giáo viên đã giao một bài tập để học sinh tự do thể hiện sự khác biệt.

– Đoạn tiếp câu chuyện xoay quanh sự lựa chọn của số động học sinh trong lớp và của riêng J. Lời bàn luận chỉ xuất hiện sau những đoạn kể như vậy.

=> Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, văn bản không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng.

29 tháng 4 2017

a) Các chi tiết miêu tả ngoại hình cùa Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những càng vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.

- Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

- Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn.

b) Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn:

cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai.

- Có thể thay các tính từ trên bằng một số từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa:

hủn hoẳn thay bằng ngắn tủn

giòn giã thay bằng giòn tan

trịnh trọng thay bằng oai vệ

Tuy nhiên, các từ được thay không diễn tả được sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn. Nhà văn đã lựa chọn từ ngữ rất chính xác, sắc cạnh để miêu tả nhân vật nổi bật lạ thường.

c) Qua đoạn văn ta thấy Dế Mèn có tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi

30 tháng 4 2017

a. Tác giả đã miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết Đềlàm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt; cái đầu nổi từng tảng rất bướng; hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy; sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng...

Sức mạnh của Dế Mèn thể hiện qua từng điệu bộ, từng động tác: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; mỗi khi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã; lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mõ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu; đi đứng bệ vệ; mỗi bước đi... làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ...

&

Trình tự miêu tả: hình dáng -> cử chỉ, hành động —> tính nết của Dế Mèn. Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng. Thông qua việc diễn tả cử chỉ, hành động Đềthể hiện vẻ đẹp ngoại hình cùng tính nết của nhân vật.

b. Từ ngữ trong đoạn văn này rất đặc sắc. Đáng chú ý là các tính từ được sử dụng rất chính xác đã góp phần khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp của Dể Mèn: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, phanh phách, dài, giòn giã, nâu bóng, to, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai...

Những tính từ này không thể thay thế được. Nếu thay bằng tính từ khác thì giá trị biểu cảm của câu văn sẽ giảm đi rất nhiều.

c. Dế Mèn biết mình có Ưu thế về ngoại hình và sức khoẻ nên rất thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

Qua những chi tiết độc đáo trên, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn với vẻ đẹp ngoại hình hoàn hảo và những nét chưa đẹp trong tính cách. Dế Mèn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như kiêu ngạo, hung hăng, thích làm bộ, ra oai với mọi người.

20 tháng 11 2018

a.

Thân bài (từ "Nhà thơ đã viết về…" cho đến "…thành thực của Tế Hanh."): Trình bày những cảm nhận, phân tích về tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, thơ mộng của nhà thơ qua bức tranh dân chài ra khơi và cảnh trở về bến cùng những hình ảnh đặc sắc thể hiện nỗi nhớ, tình thương của tác giả.

Các luận điểm chính của phần Thân bài:

    + Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

    + Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.

    + Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.

    + Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.

    + Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

Các luận điểm chính của phần Thân bài:

    + Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

    + Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.

    + Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.

    + Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.

    + Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.