K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2019

Những đặc điểm cơ bản của các nước phát triển.

   - Trên thế giới sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều ở các nước, dẫn đến tình trạng nước giàu và nước nghèo ngày càng cách biệt lớn.

   - Các nước giàu là những nước có nền công nghiệp phát triển cao, gọi là các nước phát triển.

   - Có đặc điểm cơ bản sau:

      + Có tổng sản phẩm trong nước lớn.

      + Đầu tư ra nước ngoài nhiều.

      + GDP bình quân đầu cao.

29 tháng 9 2018

Những nguyên nhân cơ bản để các nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới.

   - Trên thế giới trong những năm gần đây có nhiều nước đang phát triển đã trở thành những nước công nghiệp mới.

   - Nhờ thực hiện có hiệu quả những lĩnh vực cơ bản sau đây:

      + Thực hiện đường lối đổi mới.

      + Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hướng ra xuất khẩu.

      + Thu hút nguồn vốn (vay, viện trợ).

      + Tăng cường phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ.

      + Khai thác hiệu quả các ưu thế về tự nhiên và xã hội để tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài.

27 tháng 1 2016

Dân số và nguồn lao động nước ta có những đặc điểm chính sau đây:
- Dân số nước ta đông vì tính đến năm 1999 nước ta đã có 76,3 tr người vì vậy hiện nay dân số nước đông thứ 2 ĐNá, thứ 7
ở Cá, và thứ 13 trên TG.

- Dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh: từ 1954 - 1980 dân số tăng gấp đôi mất 25 năm , chỉ = nửa thời gian dân
số tăng gấp đôi từ 1901- 1956. Riêng thập kỉ 79 - 89 dân số cả nước tăng được 11,7 tr người còn ở thập kỉ 89 - 99 dân số tăng
thêm 12 tr người tương đương với dân số của một nước có dân số trung bình trên TG. Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của
nước ta đang có xu thế giảm dần, nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm và giảm từ 2,13%/năm (79 - 89) xuống 1,7%/năm (89 - 99)
và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức trung bình và xấp xỉ cao trên toàn TG.

- Dân số nước ta nhiều dân tộc với tất cả khoảng 54 dân tộc khác trong đó người Kinh chiếm đa số là 86,2% còn lại 53 dân
tộc ít người. Các dân tộc VN có nền VH rất đa dạng và giàu bản sắc vì đều có nguồn gốc xuất phát từ 3 dòng ngôn ngữ khác Nam á,
Nam Đảo, Hán Tạng.

- Dân số nước ta phân bố không đều giữa miền núi trung du với đồng = trong đó 80% dân số tập trung ở đồng =; dân số
phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn trong đó cũng có khoảng 80% dân số tập trung ở nông thôn.                                                     Sự phân bố không đều này còn thể hiện ở trong nội bộ từng vùng, từng tỉnh. Sự phân bố dân số không đều như trên đã gây ra                                hậu quả nghiêm trọng là  các nguồn TNTN ở mọi miền đất nước đều cạn kiệt và suy thoái nhanh.

- Dân số nước ta rất trẻ vì có tới 41,2% tổng số dân là trẻ em, 50,5% là trong độ tuổi lao động mà trong nguồn lao động thì
có tới trên 70% là trẻ dưới 45 tuổi, khoảng 68% trẻ dưới 30 tuổi. Dân số trẻ, lao động trẻ không những là thị trường kích thích sản
xuất phát triển mà còn rất hấp dẫn với hợp tác đầu tư QT đồng thời còn là nguồn lực con người hùng hậu đối với phát triển kinh tế
và bảo vệ quốc phòng.

- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào lại tăng nhanh với tốc độ gia tăng trung bình năm là 3%. Mặt khác nguồn lao động
nước ta vốn có bản chất cần cù, năng động, sáng tạo, khéo tay nhưng thực chất trình độ chuyên môn KT còn thấp, thiếu đội ngũ tay
nghề cao, thợ giỏi, thợ bậc cao và thiếu tác phong làm ăn CN.

- Nguồn lao động nước ta hiện nay vẫn chưa được sử dụng hợp lý giữa các khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi vật
chất, giữa các thành phần kinh tế QD và ngoài QD. Trong đó lao động trong khu vực sản xuất vật chất chiếm 93% tổng nguồn lao
động, lao động trong N2 chiếm tới 74% và còn trong CN chỉ chiếm 13%. Còn lao động trong thành phần kinh tế QD giảm xuống chỉ
còn 9,5%.

- Việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay năng suất vẫn còn rất thấp kể cả trong CN và trong N2. Trong đó CN và N2 chưa
tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động. Tỉ lệ chưa có việc làm của cả nước ngày càng tăng nhanh ở cả nông thôn và thành thị. Tỉ
lệ chưa có việc làm cả nước vào 1989 là 5,8% (nông thôn là 4%, thành thị là 13,2%) đến 1997 cả nước lên tới 6,7% trong đó nông
thôn giảm xuống còn 1,9%, còn thành thị tăng lên 17,3%.

 

2 tháng 11 2016

Đặc điểm cơ bản của đô thị ở đới ôn hòa là :

+ Về môi trường : sự phát triển của công nghiệp và các phương giao thông sử dụng nhiều nguyên liệu

+ Về giao thông : ùn tắc giao thông

+ Về quy hoạch và phát triển : thiếu chỗ ở,công trình công cộng,lao động trẻ

+ Về các vấn đề Xã hội : tỉ lệ thất nghiệp,người vô cư cao

 

 

2 tháng 11 2016

Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa đới ôn hòa là:
+ Tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
+ Là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
+ Các đô thị phát triển theo qui hoạch, không chỉ mở rộng qua xung quanh mà còn vương lên cả chiều cao lẫn chiều sâu, kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị.
+ Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư ở môi trường đới ôn hoà.
Đúng không nhỉ?

 

27 tháng 12 2017

Nhật Bản
Từ sau năm 1945, Nhật Bàn tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
Trong quá trình phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản :
- Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
- Công nghiệp điện tử : chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng : máy lạnh...
Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và có bán rộng rãi trên thế giới.
Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ... thu nhập của người Nhật Bản rất cao.
Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33 400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.

19 tháng 12 2017

Nhật Bản là một nước được ví như con rồng của Châu Á với lịch sử hình thành và phát triển trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của chính trị, xã hội cũng như nền kinh tế. Vốn nổi tiếng là một nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, lại thường xuyên xảy ra những thiên tai động đất, sóng thần. Nhưng cho đến nay nhờ biết điều hành nền kinh tế, áp dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại .mà Nhật Bản đã vươn lên trở thành một cương quốc đứng hàng thứ hai trên thế giới. Điểm lại quá trình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, trong bài tiểu luận này ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu lịch sử kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1945-1973-Một giai đoạn được mệnh danh là “phát triển thần kì”.

19 tháng 4 2021
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm

 - Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, từ khí hậu - thuỷ văn đến thổ nhưỡng - sinh vật và cả địa hình, nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

- Bên cạnh tính chất nền tảng là nóng ẩm, tự nhiên Việt Nam có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau

2. Việt Nam là một nước ven biển

- Nước ta có vùng biển Đông rộng lớn, bao bọc phía đông và phía nam phần đất liền. Biển Đông có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta.

- Sự tương tác của đất liền và biển hoà quyện với nhau, duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.

3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi

- Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta.

 Thuận lợi

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú…

- Vùng núi cao có thể phát triển các cây trồng cận nhiệt đới hoặc nghỉ mát, du lịch,...

+ Khó khăn

- Nhiều thiên tai: sạt lở, bão lũ. …

- Môi trường khí hậu dễ biến đổi.

4. Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp 

 - Sự phức tạp, đa dạng của tự nhiên nước ta đã được thể hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên với nhiều loại đất, đá, khí hậu, sinh vật,..

- Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm tăng thêm tính đa dạng, phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên.

- Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất vừa có sự phân hoá nội bộ tạo thành các miền tự nhiên khác nhau.

là 1 nc ven biển nc ta có những thuận lợi trong pt kinh tế là 

   + pt du lịch biển 

   +khai thác dầu khí 

   +bắt hải sản 

   +chế biến thủy hải sản 

19 tháng 4 2021

–  Tính chấ– Tính chất  ven biển hay  tính chất bán đảo.

– Tính chất  đồi núi.


– Tính chất đa dạng và phức tạp.t nhiệt đới gió mùa ẩm.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Giống lợn Móng Cái: Lợn có đầu màu đen, có điểm trắng giữa trán, lưng và mông có màng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tại nhỏ và nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ. Giống lợn này sinh sản tốt và nuôi con khéo
- Giống gà Leghorn: Gà có bộ lông và dái tai màu trắng, chân màu vàng, mắt màu đỏ. Giống gà này cho năng suất trứng cao.
- Giống vịt cỏ: Bộ lông của vịt có có nhiều màu khác nhau. Vịt có tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi. Vịt có cho năng suất trứng khá cao.

1 tháng 5 2019

 - Môi trường sống: vừa ở nước vừa ở cạn

   - Da: da trần, ẩm ướt

   - Cơ quan di chuyển: di chuyển bằng 4 chi

   - Hệ tuần hoàn: tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha

   - Sự sinh sản: thụ tinh ngoài, trong môi trường nước

   - Sự phát triển cơ thể: nòng nọc phát triển qua biến thái

   - Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: là động vật biến nhiệt