K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2017

Trong ngày đầu tiên đến trường, tác giả vẫn đi trên con đường làng quen thuộc mà thấy như nó khác lạ hẳn, cảnh vật xung quanh cũng như vừa mới đổi thay. Vì hôm nay tác giả thấy mình đã trở thành một học sinh.

26 tháng 9 2018

Lời giải:

Như vậy, tất cả các đáp án trên đều đúng.

19 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

a. Những hình ảnh khiến tác giả nhớ về ngày đầu tiên đi học:

''Lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc'' → những dấu hiệu đánh dấu đất trời đang chuyển mình sang thu - đồng thời cũng là mùa tựu trường của học sinh .

''mấy em bé rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường ''.

⇒ Tất cả đã gợi nhắc tác giả về những kỉ niệm khó quên của buổi tựu trường đầu tiên của mình

Những kỉ niệm của nhan vật ''tôi'' được diễn tả theo trình tự : thời gian, cụ thể:

Từ con đường đến trường với ''sớm mai đầy sương thu và gió lạnh '' và ''con đường làng dài và hẹp ''.

Khi tập trung ở sân trường nghe ông đốc đọc tên những học sinh mới .

Cuối cùng là lúc vào lớp , chuẩn bị học bài học đầu tiên .

Ý nghĩa: Nó giúp tác giả luôn nhớ về tuổi thơ, những kỉ niệm đẹp đầu đời để cho sau này nhớ lại, nó sẽ luôn in hằn trong tâm trí

19 tháng 10 2022

hay quá

haha

Câu 1:Căn cứ vào đâu em biết văn bản” Tôi đi học” nói về những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?Câu 2:  Tìm các câu đều nhắc đến kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “Tôi” trong văn bản Tôi đi học?Câu 3: Cảm giác mới  lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường đến trường đựơc thể hiện qua những từ ngữ chi tiết nào?Câu 4: Cảm nhận của tôi...
Đọc tiếp

Câu 1:Căn cứ vào đâu em biết văn bản” Tôi đi học” nói về những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?

Câu 2:  Tìm các câu đều nhắc đến kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “Tôi” trong văn bản Tôi đi học?

Câu 3: Cảm giác mới  lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường đến trường đựơc thể hiện qua những từ ngữ chi tiết nào?

Câu 4: Cảm nhận của tôi khi ở trên sân trường được diễn tả qua từ ngữ chi tiết nào nổi bật?

Câu 5: Tìm những chi tiết, từ ngữ nêu bật cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ Tôi” khi ngồi trong lớp học?

Câu 6: Các chi tiết, các phương tiện ngôn từ trong văn bản mà các con vừa tìm được đều tập trung tô đậm cảm giác gì của nhân vật "tôi"?

 

0
17 tháng 6 2021

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. 

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. 

Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. 

Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. 

Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. 

Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang. Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

3 tháng 12 2023

Trong những câu trên, cụm từ ngày hôm nay ở câu b) là trạng ngữ vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu.

Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công của con người(1). Tự lập là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỉ lại, không nhờ vả người khác(2). Nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta và còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,…(3) Giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống(4). Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống(5). Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn(6). Tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu(7). Chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này để ta có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này(8).

8 tháng 8 2019

 

Lời giải:

Vì lần đầu trở thành học trò, trong lòng tác giả có cảm giác khác lạ khiến cho tác giả tưởng cảnh vật xung quanh trở nên khác lạ

4 tháng 9 2016

Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
Là những chi tiết biến chuyển của đất trời: Hằng năm cứ vào cuối thu,... buổi tựu trường đầu tiên.
- Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?

Nhà văn đã diễn tả theo trình tự:
+ Từ hiện tại về quá khứ: quang cảnh trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè dưới bóng mẹ đã gợi cho nhà văn những kỉ niệm trong sáng về ngày tựu trường đầu tiên của mình.
+ Thời gian ở từng thời điểm: trên đường tới trường cùng mẹ, lúc đứng nhìn ngôi trường và mọi người, lúc nghe gọi tên và vào lớp, lúc ngồi vào chỗ và bắt đầu giờ học đầu tiên.

4 tháng 9 2016

Là những chi tiết biến chuyển của đất trời: Hằng năm cứ vào cuối thu,... buổi tựu trường đầu tiên.

21 tháng 8 2017

Sáu câu thơ cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về: cảnh vật, tâm trạng con người

Cảnh vật mang sự thanh dịu, nhẹ nhàng của mùa xuân

Khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang

    + Chuyển động nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về tây, nước chân người thơ thẩn

    + Nao nao dòng nước uốn quanh

    + Không khí lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt và lắng dần

- Cảnh vật, không gian thay đổi qua sự thay đổi tâm trạng nhân vật

    + Con người buồn nao nao, nuối tiếc khi phải ra về

    + Những từ láy diễn tả tâm trạng của con người: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” nhuốm màu lên cảnh vật

→ Cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn dịu nhẹ, man mác