Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.
THAM KHẢOtrong bài thơ bếp lửa của "bằng việt" cho chúng ta thấy được sự hi sinh thầm lặng , tình cảm của người bà đối với đứa cháu của mình . người bà đã hi sinh hết quãng đời còn lại của mình để thay bố mẹ chăm sóc đứa cháu của mình. bà là mái âm để che chở người cháu , bao bọc tuổi thơ khờ dại của người cháu.Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc . đã mấy chục năm trôi qua "niềm tin dai dẳng" trong bà chưa bao giờ lụi tắt ,đến tận bây giờ người bà vẫn giữ thói quen dậy sớm để nhóm bếp lửa nồng ấm ,tràn đầy sự yêu thương của người bà dành cho cháu, Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”.qua bài thơ trên cho chúng ta thấy được tình bà cháu thật thiêng liêng và quý giá biết bao. đặc biệt là tình cảm cao quý của người bà dành cho tác giả
a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ:
“Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”
b) Nội dung của đoạn thơ: Những thành quả ngày hôm nay cháu có được là nhờ tình yêu thương, sự chăm sóc của bà. Cháu đã lớn khôn, được hưởng cuộc sống với niềm vui rộng mở nhưng vẫn nhớ về bà với niềm thương nhớ khôn nguôi và lòng biết ơn sâu nặng
a, Chép tiếp 3 câu thơ còn lại
''Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm nhà
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa?''
b, Những câu thơ vừa chép là lời tự bạch của người cháu nay đã trưởng thành, mong muốn gửi nỗi nhớ thuonwng về với bà.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Đảng và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân vùng lên đánh Pháp đuổi Nhật, giành lấy chính quyền, chấm dứt ách nô lệ kéo dài gần thế kỉ. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Chính phủ lâm thời được thành lập và lãnh tụ Hồ Chí Minh là vị Chủ tịch đầu tiên. Cả dân tộc hân hoan, phấn khởi trong niềm hạnh phúc vô bờ của cuộc sống tự do, độc lập.
Không lâu sau, thực dân Pháp quay lại cướp nước ta một lần nữa. Đảng và Bác Hồ kêu gọi toàn dân trường kì kháng chiến. Cha mẹ tôi gửi gắm tôi cho bà ngoại để tham gia vào sự nghiệp chống xâm lăng. Suốt tám năm ròng, tôi ở cùng bà; sớm sớm, chiều chiều quấn quýt bên bà trước bếp lửa hồng. Bà rủ rỉ kể cho tôi nghe về những ngày lưu lạc ở Huế. Tháng năm, nghe tiếng chim tu hú kêu mà khắc khoải nhớ quê nhà. Cha mẹ tôi công tác xa, biền biệt không về. Quanh quẩn ra vào chỉ có hai bà cháu nên bà đã dồn tất cả tình yêu thương cho đứa cháu bé bỏng là tôi. Bà dạy tôi điều hay lẽ phải. Bà là người thầy đầu tiên dạy tôi tập đọc, tập viết những chữ đầu tiên trong cuộc đời. Tôi lớn dần lên trong vòng tay bao bọc của bà. Mỗi lần nghe tu hú kêu, tôi lại thầm hỏi: “Tu hú ơi! Sao mày chẳng đến ở cùng bà mà cứ kêu hoài trên những cánh đồng xa như vậy?”Cuộc kháng chiến chống Pháp đã bước vào giai đoạn quyết liệt. Giặc Pháp đánh tràn ra mọi nơi. Chúng đi đến đâu cướp sạch, đốt sạch, giết sạch đến đó, gây ra tội ác ngút trời đối với dân ta. Giặc càn vào làng tôi, mấy trăm ngôi nhà bị đốt cháy tàn, cháy rụi. Sau những ngày tản cư, dân làng lầm lụi kéo về, dựng lại những ngôi nhà đơn sơ trên nền đất vương ***** tro than. Họ giúp bà cháu tôi dựng tạm túp lều tranh nho nhỏ góc vườn. Bà bình tĩnh dặn tôi: “Bố mẹ cháu ở chiến khu, bận nhiều việc lắm. Nếu có viết thư, cháu nhớ viết rằng ở nhà, mọi chuyện vẫn bình thường để bố mẹ yên tâm”. Tôi hiểu lòng bà, càng thêm yêu quý bà hơn. Ngày lại qua ngày, bà vẫn nhen lên bếp lửa và ấp ủ trong lòng ngọn lửa niềm tin vào một ngày chiến thắng; các con sẽ trở về đoàn tụ.
Suốt cuộc đời gian nan, lận đận, bà tôi tần tảo, chăm lo cho con, cho cháu. Hình ảnh bà tôi mái tóc bạc phơ, thân hình còm cõi luôn đi đôi với bếp lửa rực hồng. Bếp lửa do tay bà nhen nhóm tỏa hơi ấm khắp căn lều nhỏ và sưởi ấm lòng tôi, khơi dậy những tâm tình thiết tha của thời thơ dại. Giờ đây, tôi đã trưởng thành, được Tổ quốc chắp cho đôi cánh để bay vào bầu trời thênh thang của tri thức và khoa học. Bàn chân tôi đã in dấu trên những nẻo đường xa xôi. Mắt tôi đã được nhìn thấy nhiều điều mới lạ. Nhưng tôi không bao giờ quên hình ảnh bếp lửa mà bà tôi ấp iu nhen lên mỗi sớm, mỗi chiều ở quê nhà. Tôi ao ước được về ngay bên bà, ôm chặt lấy bà mà thủ thỉ: “Bà ơi! Bà kính yêu của cháu ơi! Bà chính là người giữ lửa, truyền lại ngọn lửa của sự sống và niềm tin bất diệt cho các thế hệ con cháu của mình!”. Hình ảnh người bà kính yêu cùng bếp lửa hồng mãi mãi theo tôi suốt cả cuộc đời.Tuổi thơ của tôi gắn liền với hình ảnh của người bà tần tảo, suốt những năm tháng đầy khó khăn nhất bà đã luôn cùng tôi trải qua mọi biến cố. Đối với tôi bà chính là người mà tôi yêu thương, kính trọng nhất trên đời, mọi kí ức của tuổi thơ tôi cũng đều chứa đựng những hình dáng của bà, bởi vậy mà nói về tuổi thơ, kỉ niệm của một thời hồn nhiên trong sáng thì có lẽ kỉ niệm đẹp nhất trong tôi đó chính là kỉ niệm về người bà dấu yêu.
Hình ảnh tuổi thơ tôi cứ ồ ạt ùa về, đó chính là hình ảnh bếp lửa mà tôi vô tình bắt gặp, nó đưa tôi về những kí ức của tuổi thơ, là khoảng thời gian sống cùng bà. Hoạt động quen thuộc trong ngày của hai bà cháu chính là nhóm lửa. Những hình ảnh ngọn lửa chờn vờn trong sương sớm, những ngọn lửa thắp lên tình yêu thương dường như cháy bỏng trong tôi, gợi cho tôi về hình ảnh của người bà. Trong những ngày tháng sống cùng bà, bà tôi đã vất vả dãi dầu nắng mưa để cho tôi có một cuộc sống đủ đầy, tốt đẹp hơn:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mất nắng mưa”
Không biết tự khi nào, bếp lửa đã trở thành thứ quen thuộc trong cuộc sống của tôi, khi lên bốn tuổi thì hình ảnh bếp lửa đã in sâu vào trong tâm trí, tôi cũng dần quen với mùi khói bốc lên từ bếp lửa, đó là hơi ấm thân thuộc như chính tuổi thơ của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ đó là năm đói kém mất mùa, khiến cho cuộc sống của hai bà cháu cũng như những người hàng xóm xung quanh vô cùng khổ cực, vất vả. Để kiếm thêm kế sinh nhai cho cả gia đình, bố tôi đã phải đi đánh xe thuê.
Tần xuất công việc vất vả không chỉ khiến cho bố tôi thêm những mệt mỏi mà ngay cả những người bạn đồng hành cùng bố tôi, đó là con ngựa cũng khô dạc người. Kí ức về cái đói cái khổ vẫn hằn sâu trong tâm trí mà sau này mỗi khi nhớ lại thì khóe mắt tôi lại cay cay, đó là cái cay do khói bếp nhưng cũng là cái cay do cuộc sống mang lại:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun làm nhoèn mắt cháu
Nghị lại đến giờ sống mũi còn cay”
Tám năm ròng tôi đã cùng bà đốt lửa, những kỉ niệm cũng vì vậy mà ngày càng nhiều, hai bà cháu cùng nhau trải qua những khó khăn, những biến cố của cuộc sống. Trong mỗi kí ức của tôi đều có bà, đó chính là những tiếng tu hú vang vẳng trên những cánh đồng xa, là những câu chuyện thú vị, hấp dẫn mà bà kể khi còn ở Huế. Tiếng tu hú vẫn da diết kêu sao mà tha thiết, sao mà xao xuyến thế, đến bây giờ những tiếng kêu vẫn vang vẳng trong tâm trí của tôi những thanh âm trầm bổng gợi nhớ:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tú hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
Cuộc sống của hai bà cháu đơn độc vì bố mẹ tôi đi công tác xa nhà, mái nhà nhỏ đơn sơ chỉ có hai bà cháu nương tựa, che chở lẫn nhau. Nhưng cuộc sống của tôi không hề đơn độc, đó là bởi vì có bà, có tình yêu và hơi ấm của bà. Bà không chỉ nuôi dưỡng tôi trưởng thành mà còn dạy bảo tôi những điều hay lẽ phải của cuộc sống, dạy tôi những bài học thật bổ ích. Cuộc sống của bà khó nhọc, vất vả cả một đời vì con vì cháu, những hi sinh thầm lặng của bà đâu có gì có thể đong đếm. Những tiếng tu hú vẫn dai dẳng trên những cánh đồng, những tiếng tu hú cũng khiến cho cuộc sống của hai bà cháu thêm màu sắc, sinh động hơn:
“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Tuổi thơ của tôi cũng gắn liền với rất nhiều những biến cố, những sự kiện nóng bỏng của xã hội, năm ấy là năm giặc đốt cháy làng khiến cho cuộc sống của chúng tôi, những người dân vốn đau khổ vì đói nghèo nay càng thêm lam lũ, lầm tham. Những ngôi làng bị đốt cháy rụi, cảnh vật hoang tàn, đổ nát, bốn bề hàng xóm trở về lầm lụi. Ngôi nhà của tôi và bà bị giặc đốt cho cháy rụi, tôi đã cùng bà dựng lại ngôi nhà, làm nơi che mưa che nắng.
Vừa dựng nhà bà vừa khuyên tôi nên giữ vững niềm tin, bà nhắc nhở tôi phải vững lòng, tuy chiến tranh ác liệt nhưng bố tôi ở nơi chiến trường xa xôi chắc chắn vẫn bình an. Bà nhắc nhở tôi khi có viết thư cho bố thì không nên kể chuyện giặc đốt nhà, vì sẽ làm cho bố lo lắng, bất an mà không thể yên tâm công tác tốt được:
“Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết tư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
Bà tôi luôn quan tâm đến những thứ dù là nhỏ nhặt nhất như vậy đấy, cuộc sống của tôi, tuổi thơ của tôi được nuôi dưỡng bằng chính tình yêu của bà. Bà đã đốt lên trong tôi ngọn lửa của yêu thương, ngọn lửa của niềm tin mạnh mẽ, cháy bóng như chính ngọn lửa trên bếp lửa mà tôi và bà từng nhen. Giờ đây, dù đã trưởng thành nhưng cuộc sống bên bà vẫn luôn sống mãi trong tôi, bà vẫn là người mà tôi yêu mến và kính trọng nhất.
- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
- Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”:
- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
- Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
Nội dung của đoạn thơ: Suy ngẫm của người cháu về bà,về hình ảnh bếp lửa.
Từ láy gợi lên hình ảnh về bếp lửa:
● Chờn vờn: dòng hồi tưởng được bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”.
● Ấp iu: gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.
Ở CÁI SÃ HỘI LÀY, TRỈ KÓ NÀM, CHỊU KHỐ CẦN CÙ BÙ THỀ PÙ XIÊNG LĂN. TRỈ KÓ NÀM THÌ MỐI CÓ ĂNG
- “Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.