Một loài ong mật có 2n= 32, loài này xác định giới tính theo kiểu đơn bội- lưỡng bội. Trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa tùy điều kiện dinh dưỡng. Một ong chúa đẻ re một số trứng, trong số trứng được thụ tinh có 0,2 số trứng không nở, số ong chúa nở ra chiếm 0,05 số trứng thụ tinh nở được, số ong đực nở ra chiếm 0,2 số trứng không được thụ tinh, số trứng còn lại không nở và bị tiêu biến. Biết các trứng nở thành ong thợ và ong đực chứ 312000 NST, số ong thợ con gấp 19 số ong đực và số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 5% tổng số tinh trùng. Bạn Bình đã đưa ra các kết luận sau:
1.Số ong chúa được sinh ra là 500 con.
2.Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra là 15000.
3.Tổng số trứng bị tiêu biến là 4500.
4.Tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh gấp 25 lần số ong đực con .
5.Tổng số NST bị tiêu biến là: 383.2x104.
Có bao nhiêu kết quả đúng?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Số trứng ong chúa đẻ ra được thụ tinh là x
Số trứng nở được là 0,8x
Số ong chúa nở ra chiếm 0,05 số trứng thụ tinh nở được ó 0,04x
Vậy số trứng ở thành ong thợ là 0,8x – 0,04x = 0,76x
Số trứng ong chúa đẻ ra không được thụ tinh là y
Số ong đực nở ra được là 0,2 y
Tổng số NST mà có trong số trứng nở thành ong thợ (2n =32) và ong đực (n= 16) là : 32 . 0,76x + 16 . 0,2y = 312000
Số ong thợ con gấp 19 lần số ong đực <=> 0,76x = 19 . 0,2y
Ta có hệ phương trình :
Giải ra, ta được x = 12500 và y = 2500
Số con ong chúa được sinh là 0,04x = 500 Tổng số trứng ong chúa đẻ ra là x + y = 15000 Số tinh trùng tham gia thụ tinh là 12500 , số ong đực con là 500 ó tỉ lệ là 25 : 1 Số trứng bị tiêu biến là 0,2x + 0,8y = 4500 Số tinh trùng không trực tiếp tham gia thụ tinh là 12500 : 0,05 . 0,95 = 237500
Tổng số NST bị tiêu biến là 0,2x . 32 + 0,8y . 16 + 237500 . 16 = 3,912 . 106
Các nhận xét đúng là 1,2,3,4
Đáp án C