Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam :
a) Cần cù
b) Đoàn kết
c) Ngay thẳng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tre xanh // Xanh tự bao giờ ?// Chuyện ngày xưa // đã có bờ tre xanh // (Tre đã có từ lâu đời – lâu lắm từ xa xưa không ai biết được. Chỉ biết rằng tre gắn bó với con người ngàn xưa)
b) - Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
- Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con
c) Đó là những hình ảnh:
- Tre xanh không đứng khuất mình
- Chẳng may thân gãy cành rơi, tre vẫn truyền lại các gốc cho măng
- Nòi tre không chịu mọc cong. Măng non mới móc đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Đoạn thơ trên có hình ảnh so sánh tre như người mẹ là hình ảnh đẹp nhất. Nó đẹp vì hình ảnh mang tính chất nhân văn cao, tựa như người mẹ chăm sóc cho đàn con của mình. Những hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ tốt đẹp về phụ nữ Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung: Đức tính cần cù, chịu khó, một nắng hai sương dầm mưa dãi nắng; Bất khuất kiên cường không ngại khó ngại khổ; và phẩm chất thương người như thể thương thân.
Những ý chính thôi, bn viết thêm bổ sung vào nha, Cho Đúng nha bn !
Những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: hiền lành, thật thà, chất phác, lương thiện, ngay thẳng, chịu khó, cần cù, siêng năng, anh dũng,..........
Phẩm chất của Bác Hồ: giản dị, trung thực, thân thiện, chịu khó, ham học hỏi, rất yêu đất nước và dân tộc,......
Em đã cố gắng học thật tốt, thực hiện 5 điều Bác dạy, vâng lời thầy cô và ba mẹ,.... để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó của dân tộc Việt Nam.
Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh:
“Bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” .
“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”.
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân”.
“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”.
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”.
“Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”
“Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”.
VÀo đây bạn nhé
https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-binh-luan-tinh-than-tuong-than-tuong-ai.2976/
: Từ xưa tới nay dân tộc Việt Nam luôn được thế giới mệnh danh là một đất nước nhỏ bé nhưng ý chí chiến đấu quật cường với tình thần đoàn kết tương thân tương ái tốt đẹp, trải qua biết bao biến động của dòng chảy lịch sử, tàn phá của chiến tranh của ngoại xâm ấy thế mà Việt Nam vẫn hiên ngang đứng đấy, vẫn vượt qua , vẫn phát triển để được như ngày hôm nay đó là nhờ tính cần cù chịu khó, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau lúc khó khăn khi hoạn nạn, có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu.
Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" ." lá lành đùm lá rách" ...v.v. Đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau không chỉ là phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt mà nó còn là một truyền thống quý báu mà dân tộc ta, nhân dân ta, cha mẹ ta, ông bà chúng ta, kể cả chúng ta đều có và phải gìn giữ.
Cuộc đời mỗi người dân việt là một số phận gian nan, trải qua hàng trăm, hàng ngàn cuộc xâm lược, nhìn bao cảnh đầu rơi máu chảy ấy thế mà sao vẫn con người ấy vẫn hình dung ấy họ vẫn đứng sát bên nhau bên gông cùm nô lệ , bên bóng tối của xiềng xích lào tù...họ giúp đỡ nhau , xả thân vì nhau dù không phải máu mủ ruột già , Không phải anh em, không phải cha me, không phải người thân vậy họ là ai ?? Họ là người việt bạn ạ, họ đã đoàn kết nhau lại sống bên nhau, che chở cho nhau, đợi chờ cùng nhau... tới lúc họ sẽ như ong vỡ tổ và phá tan gông cùm xiềng ách ấy để giành lấy bình đẳng - độc lâp - tự do.
moon nói sơ sơ vậy thôi chứ dẫn chứng nhìu lắm... nói hok hết. bạn từ làm nốt phần liên hệ bản thân lun nha ...phù coi như thoát được cái ách ^^ hì hì
- Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho phẩm chất kiên cường, bất khuất, kiên trung, cần cù, chăm chỉ của người dân Việt Nam.
- Nội dung của bài tùy bút không chỉ giúp ta hiểu thêm về cây tre Việt Nam mà qua đó ta thấy tre cũng mang dáng dấp bản chất con người Việt Nam, như một người bạn đồng hành, của người đồng chí, luôn gắn bó mật thiết với nhau.
Tham khảo;
" Viếng lăng Bác"- Viễn Phương
- Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành.Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.
- Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn.
- “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cánh mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
a) Tre xanh // Xanh tự bao giờ ?// Chuyện ngày xưa // đã có bờ tre xanh // (Tre đã có từ lâu đời – lâu lắm từ xa xưa không ai biết được. Chỉ biết rằng tre gắn bó với con người ngàn xưa)
b) - Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
- Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con
c) Đó là những hình ảnh:
- Tre xanh không đứng khuất mình
- Chẳng may thân gãy cành rơi, tre vẫn truyền lại các gốc cho măng
- Nòi tre không chịu mọc cong. Măng non mới móc đã mang dáng thẳng thân tròn của tre