K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2017

Qua hình 31-2 ta có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong:

   - Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng và khí O2 từ môi trường ngoài, qua các hệ cơ quan ta có được những chất dinh dưỡng cần thiết. Các chất dinh dưỡng và khí O2 tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho hoạt động sống.

   - Các sản phẩm phân hủy từ các tế bào được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, khí CO2 được đưa tới phổi và thải ra ngoài.

21 tháng 6 2018

- Các tế bào cơ, não... do nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.

- Sự trao đối chất của các tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong như sơ đồ ở phần II (hình 13 - SGK) của bài. Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết. Mối trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

7 tháng 1 2022

cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài

30 tháng 12 2016

Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, muối khoáng. Qua quá trình tiêu hoá, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình, đồng thời thải ra các sản phẩm thừa ra ngoài qua hậu môn. Hệ hô hấp lấy ôxi từ môi trườm ngoài dê cung cấp cho các phản ứng sinh hoá trong cơ thể và thải ra ngoài khí cacbonnic

11 tháng 1 2018

môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn , muối khoáng . qua quá trình tiêu hoá , cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình , đồng thời thải ra các sản phẩm thừa ra ngoài qua hậu môn . hệ hô hấp laáy oxi từ môi trường ngoài dê cung cấp cho các phản ứng sinh hoá trong cơ thể và thải ra

15 tháng 5 2017

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải.
Trao đổi chất ờ cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.
Mối quan hệ : Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí C02 để thải nỉ môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cư thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất... Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

-Khi ta hít vào, oxy cùng các khí khác có trong không khí sẽ được đưa vào phổi đến tận phế nang.

-Rồi sau đó, tại phế nang xảy ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu

Từ đó, khí oxy sẽ được đi vào máu và vận chuyển lên các tế bào, còn khí CO2 từ máu vào phế nang sẽ được chuyển thẳng ra ngoài theo phương pháp thở ra

23 tháng 12 2018

SGK Sinh 8 hinh 31.2.jpg

Chúc bạn học tốt !!!

1 tháng 1 2018

hình như câu hỏi sai

Tham khảo!

- Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của cơ thể: Nhờ có sự trao đổi chất thường xuyên với môi trường mà cơ thể có thể lấy nguyên liệu cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời, thải ra môi trường các chất dư thừa, chất độc hại. Do đó, nếu quá trình này bị rối loạn, cơ thể không được cung cấp đủ nguyên liệu và năng lượng, chất độc hại tích lũy, ảnh hưởng tới các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong.

- Một số biện pháp để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi:

+ Uống đủ lượng nước cần thiết.

+ Ăn đủ chất, đủ lượng, hợp lí và cân đối.

+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức.

+ Sử dụng hợp lí một số chất giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể như cà phê đen, trà xanh, thức ăn cay,…

27 tháng 9 2018

- Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối khoáng. Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.

   - Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi được thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận O2 từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

   - Quá trình bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại qua mồ hôi, nước tiểu.