Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước - cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
b. Thân bài
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
- Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 - 34 người chết và bị thương / 1 ngày.
- Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm ...)
- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường ...)
- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
- Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trê học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
- Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
- Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
c. Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông ...
Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông tại cổng trường:
- Không tụ tập trước cổng trường.
- Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.
- Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.
- Học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi moto, xe đạp điện, xe gắn máy.
- Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng.
- Không sử dụng chất kích thích khi tham gia lái xe.
- Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.
- Tuân theo sự chỉ dẫn, phân làn của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng của nhà trường.
- Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường học nhằm:
- Tránh tình trạng chen lấn, ùn tắc, kẹt xe trước cổng trường.
- Tạo môi trường học tập an toàn, tốt nhất cho học sinh.
- Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.
- Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.
- Góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, phù hợp với xã hội đang phát triển hiện nay.
- Tuyên truyền cho các bạn ý thức được những việc làm đúng khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các hoạt động, những buổi tuyên truyền dưới Cờ, phát thanh măng non về an toàn giao thông tại cổng trường.
Một số nguyên nhân:
Không tụ tập trước cổng trường.
Không nô đùa xô đẩy nhau khi ra khỏi Trường.
Không đi xe hàng 2 hàng 3.
Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện cần đội mũ bảo hiểm đúng quy cách và đạt chất lượng.
Tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường
+ Để tạo cho học sinh một môi trường an toàn để học tập.
+ Rèn luyện tính chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.
+ Giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông trong học đường.
-Mục đích
Tuyên truyền về an toàn giao thông
Nâng cao ý thức của học sinh, phụ huynh,.. khi tham gia giao thông
-Yêu cầu
Mọi người đều phải chấp hành đúng quy định của an toàn giao thông
Mọi người phải biết tác hại khi không giữ gìn trật tự an toàn giao thông
-Đối tượng tham gia giao thông
Tất cả mọi người
-Nội dung và cách tiến hành
In tài liệu, tập giấy,.......để tuyên truyền về an toàn giao thông
Vận động, tuyên truyền mọi người
Vận động tham gia các buổi ngoại khóa về an toàn giao thông
Câu 1:
Một số nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường:
- Không tụ tập trước cổng trường.
- Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.
- Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.
- Học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi moto, xe đạp điện, xe gắn máy.
- Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng.
- Không sử dụng chất kích thích khi tham gia lái xe.
- Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.
- Tuân theo sự chỉ dẫn, phân làn của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng của nhà trường.
- Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường học nhằm:
- Tránh tình trạng chen lấn, ùn tắc, kẹt xe trước cổng trường.
- Tạo môi trường học tập an toàn, tốt nhất cho học sinh.
- Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.
- Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.
- Góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, phù hợp với xã hội đang phát triển hiện nay.
Câu 2.
Kế hoạch với nội dung tuyên truyền để các bạn cùng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông:
1. Mục đích
- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.
- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.
2. Yêu cầu
- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.
- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.
3. Đối tượng tham gia
Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.
4. Nội dung chính và cách tiến hành
+ Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.
+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.
+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.
+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.
Câu 1:
Một số nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường:
- Không tụ tập trước cổng trường.
- Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.
- Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.
- Học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi moto, xe đạp điện, xe gắn máy.
- Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng.
- Không sử dụng chất kích thích khi tham gia lái xe.
- Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.
- Tuân theo sự chỉ dẫn, phân làn của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng của nhà trường.
- Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường học nhằm:
- Tránh tình trạng chen lấn, ùn tắc, kẹt xe trước cổng trường.
- Tạo môi trường học tập an toàn, tốt nhất cho học sinh.
- Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.
- Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.
- Góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, phù hợp với xã hội đang phát triển hiện nay.
Câu 2.
Kế hoạch với nội dung tuyên truyền để các bạn cùng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông:
1. Mục đích
- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.
- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.
2. Yêu cầu
- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.
- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.
3. Đối tượng tham gia
Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.
4. Nội dung chính và cách tiến hành
+ Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.
+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.
+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.
+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.
- Các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia giao thông:
+ Đường vòng quanh co, trơn trượt, không bằng phẳng.
+ Thời tiết xấu gây hạn chế tầm nhìn xa.
+ Mật độ phương tiện giao thông.
+ Vận hành, sử dụng không đúng cách
+ Không kiểm tra, bảo dưỡng xe đúng khuyến cáo.
- Các quy định đối với người lái xe để đảm bảo an toàn giao thông:
+ Không lái xe khi hơi thở có nồng độ cồn.
+ Phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe.
+ Phương tiện tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
+ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
+ Người điều khiển xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước mình.
+ Người điều khiển xe phải báo hiệu xin vượt xe đi phía trước avf chỉ được vượt khi đảm bảo an toàn.
+ Chỉ dừng, đỗ xe nơi quy định hoặc nơi có lề đường rộng.
Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng an toàn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.
Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.
Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…
Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.
Để bảo đảm an toàn giao thông hiện nay, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.
An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.
Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Vấn đề giao thông đang khiến cho cơ quan chức năng nhức nhối, tìm phương hướng giải quyết.
Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối. Vì tình trạng mất kiểm soát cũng như tai nạn giao thông đang diễn ra trầm trọng và chuyển biến tiêu cực.
Giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên nhiều tranh cãi, để lại nhiều hậu quả xấu. Giao thông Việt Nam có nhiều loại hình như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không. Mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng, cần phải tìm phương hướng để giải quyết triệt để.
Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi.
Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ở nước ta có 35 người chết do tai nạn giao thông và hàng nghìn người chấn thương. Con số đáng báo động đó đã khiến cho người tham gia giao thông khiếp sợ, nhưng dường như tai nạn giao thông vẫn chưa hề thuyên giảm.
Tình trạng tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát trong xã hội. Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông này là do đâu?
Trước hết đó chính là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Và hậu quả chính là việc tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra nhiều, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những điều mà mỗi người vẫn có thể chứng kiến thấy.
Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã trên vũng máu, những người thân khóc vật vờ trong bệnh viện hay hình ảnh khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ. Tai nạn giao thông luôn để lại nhiều ám ảnh đối với những người ở lại.
Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cẩu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.
Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.
Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.
a,Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông: + Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt. + Khi xe dừng, đỗ trên dốc, lực ma sát góp phần giữ cho xe không bị trượt dốc,…
1. Mở bài
- Giới thiệu: đảm bảo an toàn giao thông
2. Thân bài
a. An toàn giao thông là gì?
- An toàn là gì? An toàn là bình yên trọn vẹn, không xảy ra bất kì sơ suất gì ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh.
- Thế nào là an toàn giao thông? Là những người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật giao thông …
b. Thực trạng an toàn giao thông hiện nay ra sao?
- Thực trạng giao thông hiện nay ở nước ta đang diễn ra phức tạp và những biểu hiện mất an toàn giao thông ngày càng tăng (Dẫn chứng số liệu).
- Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 - 34 người chết và bị thương / 1 ngày.
- Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
c. Nguyên hân gây tai nạn giao thông
- Trước hết đó là ý thức kém của người tham gia giao thông.
- Hơn nữa luật giao thông chưa được phổ biến sâu rộng đến người dân.
- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...).
- Biện pháp an toàn giao thông được thực hiện như thế nào?
- Không an toàn giao thông gây ra những thiệt hại gì? Không an toàn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
3. Kết bài
- Đánh giá chung: đảm bảo an toàn giao thông.
- Gửi gắm thông điệp, lời kêu gọi mọi người hãy chấp hành an toàn giao thông.