K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2017

c, Nhân vật giao tiếp bình đẳng về vị trí xã hội

16 tháng 8 2019

 

a, Các nhân vật: Tràng, mấy cô gái, “thị”

- Đặc điểm của nhân vật giao tiếp

    + Lứa tuổi: họ đều là người trẻ, trung tuổi

    + Giới tính: Tràng - nam, còn lại là nữ

    + Tầng lớp xã hội: đều là người dân lao động nghèo khổ

1 tháng 12 2019

e, Đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, giới tính, nghề nghiệp… tác động tới nhân vật giao tiếp. Ban đầu họ đùa để thăm dò, sau đó khi quen, họ mạnh dạn hơn.

24 tháng 1 2019

- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa

+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông

+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày

Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày

→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

20 tháng 7 2019

b, Nhân vật giao tiếp chuyển vai người nói, vai người nghe luân phiên nhau

    + Lượt 1: Tràng nói, các cô gái nghe

    + Lượt 2: các cô gái là người nói, Tràng là người nghe

    + Lượt 3: “thị” nói, Tràng và các cô gái còn lại nghe

    + Lượt 4: Tràng nói, “thị” là người nghe

10 tháng 2 2019

b, Sự tương tác về hành động lời nói của hai nhân vật giao tiếp: hai nhân vật đổi vai luân phiên

    + Bà lão hỏi thăm – chị Dậu cảm ơn

    + Bà lão hỏi tình hình anh Dậu – chị Dậu trả lời thân tình

    + Bà khuyên bỏ trốn- chị Dậu tán thành, nghe theo

28 tháng 5 2019

a, Không nên để nhân vật Thu sử dụng từ ngữ toàn dân vì trong ngữ cảnh giao tiếp văn hóa Nam Bộ, Thu sử dụng phương ngữ Nam Bộ hợp lý hơn

20 tháng 2 2017

a, Thái độ và lời nói của nhân vật giao tiếp

- Viên đội sếp tay: quát tháo

- Chú bé con: thầm thì

- Chị con gái: thốt ra

- Anh sinh viên: kêu lên

- Bác cu-li xe: thở dài

- Nhà nho: lẩm bẩm

Các nhân vật xét về đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa các nhân vật giao tiếp với đặc điểm lời nói:

- Chú bé, ít tuổi nên cách nói ngộ nghĩnh, hồn nhiên

- Chị con gái: phụ nữ trẻ, nên chú trọng cách ăn mặc, khen với vẻ thích thú

- Anh sinh viên: chưa trải đời, nói như một cách phỏng đoán chắc chắn

- Bác cu li xe chú ý tới đôi ủng

Nhà nho có trình độ, chú ý tới tướng mạo, phán bằng câu thành ngữ thâm sâu

→ Tất cả các nhân vật đều có thái độ, cử chỉ thể hiện sự châm biếm, mỉa mai

20 tháng 4 2019

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

    + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

    + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

    + Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

    + Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.