Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp...
Đọc tiếp
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Ngữ văn 7- tập 2, trang 24)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được.
Câu 3: Xác định luận điểm của đoạn văn trên.
Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” có tác dụng như thế nào?
Câu 5: Với hai cụm từ «lướt qua».. «nhấn chìm», tác giả đã khẳng định điều gì về lòng yêu nước?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước
Câu 2: Chứng minh: Sách là người bạn lớn của con người
Khẳng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước... nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” thuộc phong cách chính luận.
- Đây là một đoạn trích trong bài viết của Hồ Chí Minh nhằm trình bày, đánh giá một
- Ngôn ngữ chính luận: từ ngữ chính trị (yêu nước, truyền thống, dân, Tổ quốc, xâm lược, bán nước, cướp nước...) câu văn là những nhận định, phán đoán
- Lí trí kết hợp với biểu cảm: nồng nàn, quý báu, sôi nổi, làn sóng mạnh mẽ, nhấn chìm...)