Nêu yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm? Hương vị đặc trưng nhất của món sườn xào chua ngọt này là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Chuẩn bị (sơ chế):
- Thịt nạc: rửa sạch, thái miếng mỏng.
- Tôm: rửa sạch, bóc vỏ, rút bỏ chỉ đất ở sống lưng.
- Mực: rửa sạch, khía chéo, cắt lát.
- Cà rốt, xu hào:
+ Cắt hình khối, kích thước 4cm x 4cm x 2cm;
+ Dùng miếng sắt gợn sóng ấn thành miếng dài 4 cm, rộng 2cm.
- Súp lơ: cắt miếng nhỏ, ngâm, rửa sạch.
- Đậu Hà Lan: tước xơ, rửa sạch.
- Cần tây, hành lá: rửa sạch, cắt lá, cọng để riêng.
- Tỏi: bóc vỏ, băm nhỏ.
- Nấm rơm: gọt, rửa sạch.
- Rau mùi: nhặt, rửa sạch.
2. Chế biến: Xào thập cẩm:
- Chảo nóng, cho 1 thìa súp dầu ăn và 1/2 tỏi vào phi vàng, cho thịt, tôm, mực vào xào chín, nêm hạt tiêu, muối, bột ngọt, xì dầu. Nhấc xuống, xúc ra đĩa.
- Chảo nóng, cho 2 thìa súp dầu ăn, cho tỏi còn lại vào phi vàng, sau đó cho hỗn hợp rau vào xào + 2 thìa súp nước lạnh; khi hỗn hợp chín đều, nêm muối, xì dầu, hạt tiêu, bột ngọt vào ăn.
- Cho thịt vào cùng với cọng cần, hành lá, đảo đều.
3. Trình bày (sáng tạo cá nhân):
- Cho món xào vào đĩa, rắc hạt tiêu, hành lá, rau mùi lên trên; có thể trang trí thêm ớt, cà rốt tỉa hoa cho đẹp
- Dọn kèm xì dầu, ớt cắt lát mỏng.
- Ăn nóng với cơm.
- Nguyên liệu động vật chín mềm, không dai
- Nguyên liệu thực vật vừa chín tới, không cứng hay mềm nhũn, có màu tươi của thực phẩm.
- Món ăn còn ít nước, có thể hơi sền sệt.
- Vị vừa ăn.
- Xôi phải tơi và dẻo. Không bị dính, nát vào với nhau.
- Màu vàng đẹp mắt, thơm mùi ngậy của đậu và dừa.
- Bánh nương có vỏ vàng đều, không bị cháy.
- Phần bên trong bánh mềm mịn, thơm mùi cốt dừa và dẻo.
- Vị bánh không quá ngọt, thơm thoang thoảng.
- Gà phải chín, mềm. Không được sống cũng như nát quá.
- Cải bẹ có màu xanh tươi của rau, không được nát.
- Mùi vị vừa đủ, trình bày đẹp món ăn phải thơm ngon hấp dẫn.
Yêu cầu về độ chín:
-Món ăn sau khi làm xong phải đạt độ chín thích hợp. Độ chín của món ăn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Làm cho cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
+ Hợp khẩu vị người ăn.
- Đối với thịt động vật: thường làm chín mềm, nhừ.
- Đối với thực phẩm nguồn gốc thực vật: các loại rau, hoa, quả cần chín tớ, các loại củ có bột phải chín bở.
- Do đó khi chế biến món ăn cần nắm vững yêu cầu về độ chín của các loại món ăn đó để sử dụng nhiệt độ và thời gian thích hợp.
Yêu cầu về mùi vị:
- Mỗi loại món ăn đều có mùi vị riêng biệt, mùi vị của món ăn là do cách làm chín kết hợp với nguyên liệu và gia vị trong món ăn tạo nên.
- Ví dụ: món canh có vị ngọt của thịt, xương. Món nướng có vị ngọt đậm đà của thịt và mùi thơm của gia vị tẩm ướp.
Yêu cầu về màu sắc:
- Sau khi làm chín thực phẩm, các món ăn tạo nên những màu sắc riêng, nó phụ thuộc vào sự biến đổi của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt.
- Tùy vào mỗi phương pháp làm chín mà tạo ra những màu sắc khác nhau:
+ Làm chín bằng nước và hơi nước màu sắc của thực phẩm ít thay đổi.
+ Làm chín bằng chất béo và chất trung gian, món ăn thường có màu vàng nâu, nâu sẫm.
-Muốn đảm bảo yêu cầu trên, đòi hỏi người nấu phải hiểu biết đầy đủ và nắm vững kỹ thuật chế biến món ăn như biết vận dụng cá yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chế biến món ăn
- Gà và đậu phải chín mềm nhưng không được nát.
- Nước xốt không được quá đặc, nhưng cũng không quá loảng, có độ sệt hài hòa.
- Vỏ bánh có màu vàng của nướng, có độ mềm và xốp.
- Phần bông lan chín đều, thơm và không khét.
- Ốc chín không còn mùi tanh hôi, không còn sạn.
- Nước mắm thơm, ngon vị chua, cay, mặn, ngọt đầy đủ để phối với ốc.
- Sườn chín mềm, không dai
- Hành tây vừa chín tới, không cứng hay mềm nhũn, có màu tươi của thực phẩm.
- Món ăn còn ít nước xốt, có thể hơi sền sệt.
- Vị vừa ăn.
- Nước xốt ngòn ngọt, thơm mùi của gừng, hành tây.
- Sườn mềm, chín đều từ trong ra ngoài.