K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Đáp án cần chọn là: B

Đáp án: Để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp và tiến lên sản xuất hàng hóa cần:

- Phân bố cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lí => đem lại năng suất kinh tế cao.

18 tháng 6 2019

Đáp án: B

Để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp và tiến lên sản xuất hàng hóa cần:

- Phân bố cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lí đem lại năng suất kinh tế cao.

28 tháng 1 2016

 

*ĐBSH có nhiều điều kiện thuận lợi (thế mạnh) với sản xuất lương thực thực phẩm.
- Vị trí địa lý thuận lợi vì nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao cho phép đẩy mạnh sen canh, tăng vụ, gối vụ quay vòng đất liên tục với sản phẩm chủ yếu là lương thực lúa là chính.

- ĐB vì tiếp giáp với biển gần ngư trường lớn Hải Phòng - Quảng Ninh nên có nguồn thực phẩm từ biển rất phong phú. Đất để phát triển lương thực phẩm rất thuận lợi vì có 70 vạn ha đất nông nghiệp chiếm 56% diện tích tự nhiên trong vùng mà chủ yếu là đất phù sa ngọt rất tốt, tốt nhất ở lưu vực Sông Hồng rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất lương thực. Trong 2 vạn ha đất hàng hóa vào năm 99 thì 1 vạn ha là mặt nước, mặt lợ là nơi rất tốt cho nuôi trồng thuỷ sản. Nếu tính cả diện tích mặt nước ngọt ao hồ, cửa sông thì diện tích mặt nước, đất để nuôi trồng thuỷ sản trong vùng có 5,8 vạn ha chiếm 10,9% tổng diện tích trồng thuỷ sản cả nước.

- Đất trồng lương thực trong vùng còn có khả năng mở rộng thêm bằng xen canh tăng vụ, bằng quai đê lấn biển mà có thể tổng diện tích dất trồng lương thực lên tới 1,2 triệu ha.

- Khí hậu trong vùng rất thuận lợi để phát triển lương thực thực phẩm vì có mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình vào mùa đông có thể xuống tới 130C nên có khả năng phát triển cây thực phẩm ôn đới rất đa dạng đó là rau vụ đông.

- Nguồn nước tưới để phát triển lương thực cũng rất dồi dào cũng ít thể hiện phân hóa theo mùa mưa khô nên nếu đầu tư phát triển thuỷ lợi, nước tưới trong vùng thì không phải là vấn đề gay gắt.

- Trong vùng có nguồn lao động dồi dào có trình độ thâm canh lúa lớn nhất cả nước, có CSHT vững mạnh vì có trình độ lai tạo giống rất tiến bộ, có hệ thống đê điều rất kiên cố, có nhiều nhà máy chế biến có kỹ thuật tiên tiến... và lại được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển mạnh lương thực thực phẩm cùng với nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp.

* Ngành sản xuất LTTP ở ĐBSH chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu N2.
- Trước hết phần lớn đất tự nhiên trong vùng được khai thác, phát triển nông nghiệp với 70 vạn ha chiếm 56% diện tích đất tự nhiên.

- Nhờ trình độ thâm canh, xen canh cao nên diện tích đất trồng lương thực của vùng đã đạt 1,2-1,3 triệu ha chiếm 14% so với diện tích trồng lương thực cả nước.

- Diện tích trồng lúa trong vùng có khoảng 1 triệu ha chiếm 88% diện tích đất trồng lương thực và cũng chiếm 14% diện tích lúa cả nước.

- Nhờ trình độ thâm canh lương thực nói chung ngày càng cao nên đã có nhiều tỉnh như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội đạt năng suất lúa trung bình dẫn đầu cả nước. Năm 99 đã đạt 61,6 tạ/ha trong khi năng suất lúa trung bình của cả nước mới đạt 40 tạ/ha. ĐB có nhiều huyện nhiều cánh đồng trong vùng đã đạt năng suất lúa trung bình từ 8-10 tấn/ha.

- Nhờ năng suất lúa cao như thế nên mặc dù diện tích đất trồng lương thực ít nhưng ĐBSH vẫn đạt sanr lượng LT khá cao:
Nếu như năm 93 đạt 4,7triệu tấn thì năm 99 đã tăng lên 6,1 triệu tấn chiếm 20% sản lượng lương thực cả nước.

- Mặc dù sản lượng lương thực cao nhưng vì dân đông nên bình quân lương thực theo đầu người chưa cao. Nếu như năm 93
mới đạt 349kg/người/ năm thì 99 đã đạt 414kg/người/năm, vẫn thấp hơn chỉ tiêu lương thực ở cả nước là 440 kg/ người/năm. Như
vậy, có thể nói ngành sản xuất lương thực ở ĐBSH chiếm vị trí rất quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp. Song ngành sản xuất thực
phẩm trong vùng cũng không kém phần quan trọng mà biểu hiện là:
             + Thế mạnh nhất ở ĐBSH là sản xuất rau vụ đông và diện tích rau hiện nay là 7 vạn ha chiếm 27,8% diện tích rau cả nước.
             + Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm trong vùng rất phát triển mà điển hình là nuôi trâu, bò, lợn; với đàn trâu trên 300 ngàn
con, đàn bò trên 200 ngàn con, đàn lợn tăng rất nhanh, nếu như năm 93 đạt 2,8 triệu con thì năm 99 đã có 4,3 triệu con chiếm 22,5% đàn lợn cả nước.
             + Ngành đánh bắt hải sản, nuôi trồng thuỷ sản trong vùng rất đang phát triển với tổng diện tích nuôi trồng là 5,8 vạn ha, với
sản lượng nuôi trồng đạt từ 100-200 ngàn tấn tôm cá/năm.

Tuy vậy việc sản xuất LTTP ở ĐBSH vẫn chưa tương xứng với tiềm năng cho nên cần có những biện pháp tích cực để tiếp tục phát triển đó là:

. Cần phải nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho thích hợp với đặc điểm tự nhiên sinh thái của từng vùng.
Xác lập cơ cấu mùa vụ thật hợp lý để hạn chế hậu quả thiện tai.Đầu tư tiếp tục nghiên cứu lai tạo giống lúa mới, giống gia súc mới tăng trọng cao.

. Phát triển nông nghiệp nói chung, LTTP nói riêng theo xu thế thâm canh cao, đa dạng hoá.Đầu tư phát triển mạnh ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và chú trọng phát triển các mô
hình kinh tế họ gia đình VAC.

7 tháng 5 2021

Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vấn đề quan trọng cần cả quan tâm ở Đông Nam Bộ là

A. Cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng

B. Thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng

C. Thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn

D. Áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, Thủy lợi

 
7 tháng 4 2022

D

7 tháng 4 2022

b

18 tháng 2 2017

- Từ năm 1990 đến năm 2002, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng: tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (từ 67,1% năm 1990 xuống còn 60,8% năm 2002), tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh 9,2% (từ 13,5% năm 1990 lên 22,7 % năm 2002), tỉ trọng cây ăn quả và rau đậu giảm 2,9% (từ 19,4% năm 1990 xuống 16,5% năm 2002).

- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

27 tháng 8 2017

- Từ năm 1990 đến 2005, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo các nhóm cây trồng tăng một cách ổn định.

   + Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất. Trong vòng 15 năm đã tăng 382,3%, tăng nhanh nhất ở giai đoạn 1995-2000 (tăng 144%). Tiếp theo là rau đậu. Hai cây này có tốc độ tăng trưởng caọ hơn mức chung…

   + Cây lương thực, cây ăn quả, cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung.

   + Xu hướng giảm tỉ trọng của các nhóm cây trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

- Giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cây công nghiệp và rau đậu có tốc độ tấng trưởng cao hơn mức tăng chung, nên tỉ trọng có xu hướng tăng. Còn cây ăn quả, cây lương thực, các cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung, nên tỉ trọng sẽ có xu hướng giảm.

- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:

   + Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hoá, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.

   + Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai và khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.

   + Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới.

8 tháng 12 2017

Gợi ý làm bài

a) Tính tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng

(Đơn vị: %)

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng của nước ta, giai đoạn 1990 – 2005

b) Nhận xét

- Về tốc độ tăng trưởng (giai đoạn 1990 - 2005):

+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 282,3%), tiếp theo là cây rau đậu (tăng 156,8%), cả hai nhóm cây này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.

+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.

- Về sự thay đổi cơ cấu

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2005 (%)

Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta có sự thay đổi theo hướng:

+ Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và cây khác.

+ Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu.

- Giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Cây công nghiệp và cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng có xu hướng tăng.

+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng có xu hướng giảm.

- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:

+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hương đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.

+ Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.

16 tháng 9 2019

Giải thích: Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B

19 tháng 4 2023

B