Lập dàn ý cho đề bài " Cảm nghĩ về một trò chơi tuổi thơ "
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Mở bài: + Giới thiệu những kỉ niệm tuổi thơ (vào dịp nào? ở đâu?...)
+ Lý do mình nhớ lại những kỉ niệm ấy
-Thân bài:
+ Nỗi buồn: những khó khăn, nỗi buồn in sâu trong tuổi thơ
+ Niềm vui: những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình, bạn bè và vượt qua khó khăn
+ Kỉ niệm mình nhớ nhất (đi sâu vào phần này nha)
+ Cảm xúc hiện tại và cảm xúc lúc đó
-Kết bài: Tình cảm đối với tuổi thơ và những kỉ niệm
- Mở bài:
Giới thiệu về món quà tuổi ấu thơ mà mình yêu thích nhất và tình cảm chung: yêu thích, gắn bó…
- Thân bài:
a: Biểu cảm về món quà từ vẻ đẹp của nó.
Chọn những chi tiết tiêu biểu, nổi bật của món quà dó ( hình dáng, màu sắc, cấu tạo, sự vận hành…) để bộc lộ tình cảm.
b: Biểu cảm từ những kỉ niệm gắn bó với món quà
Khi nhận được món quà ( vào dịp nào, ai tặng…)
Kỉ niệm vui chơi với món quà: có môt mình ở nhà hoặc khi vui chơi cùng các bạn…
c: Biểu cảm về công dụng của món quà đối với em.
Tuổi ấu thơ cho em bao niêm vui, tiếng cười…
Là người bạn đồng hành trong suốt tuổi thơ của mình.
- Kết bài:
Khẳng định lại tình cảm của mình đối với món quà ấy.
So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:
- Giống nhau:
+ Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sát với bản dịch nghĩa.
- Khác nhau:
+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con.
+ Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.
1. Cảm nghĩ và thấy , cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
Mở bài: Nêu cảm xúc sâu đậm của em về thầy cô giáo.
Thân bài:
- Hình ảnh thầy cô hiện lên với những nét thân thương nhất mà em không bao giờ quên.
- Nhớ lại những kĩ niệm em đã gắn bó với thầy cô giáo.
- Sự cảm phục, lòng kính trọng với thầy cô.
- Những mong muốn hoặc hứa hẹn của em về tình cám dành cho thầy cô trong hiện tại và tương lai.
Kêt bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với thầy cô giáo.
Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ị lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.
Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.
Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?
Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.
Dân gian có câu:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.
Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.
Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.
Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:
Từ trước bảng vàng nhà có sẵn
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.
Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
tham khảo
1. Mở bài
Giới thiệu chung về tác giả Hồ CHí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng.2. Thân bài
a. Cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu:
Phiên âm:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
→ Khi đêm vào khuya, trăng đã lên nơi cao nhất, phô bày vẻ đẹp mĩ lệ nhất, tỏa ánh sáng dạt dào.
→ Miêu tả không gian rộng lớn, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng dìu dịu của mặt trăng.
Hình ảnh “xuân giang”, “xuân thủy”, “xuân thiên” - sông xuân, nước xuân, trời xuân→ Những từ xuân được lặp lại nối tiếp nhau để khẳng định mùa xuân, sắc xuân đang tràn ngập khắp nơi
→ Miêu tả khung cảnh mà sông nước và bầu trời như được dung hòa, đan cài làm một bởi mùa xuân
→ Khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong một đêm trăng rộng lớn, bát ngát vô cùng sinh động tươi đẹp, uyển chuyển.
b. Cảm nghĩ về 2 câu thơ cuối:
Phiên âm:Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
- Hình ảnh con người: “bàn bạc việc quân” - hình ảnh con người là những chiến sĩ - tập trung bàn bạc, lo lắng cho việc nước, việc dân - dù là trong 1 đêm trăng đẹp đến như vậy.
- Thời gian:
“dạ bán quy lai” - đêm đã trôi qua một nửa“nguyệt mãn thuyền” - ánh trăng rải đều lên mặt thuyền - trăng đã lên đến đỉnh - thời điểm khuya nhất của đêm→ Các chiến sĩ đã bàn bạc hăng say, tập trung đến rất khuya vẫn không dừng lại → Tinh thần quyết tâm, lo lắng cho tổ quốc
→ Trăng như một người chiến sĩ cũng thức cùng, lắng lo cùng với các chiến sĩ
→ Tất cả cùng tập trung, cùng đồng lòng vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
→ Hình ảnh ánh trăng sáng trải đầy thuyền còn tượng trưng cho tương lai sáng rọi phía trước của đất nước khi có những con người hết lòng, hết sức vì tổ quốc như vậy.
- Hình ảnh song hành trăng - con người (nghệ sĩ - chiến sĩ) quen thuộc thường được nhắc đến trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, như:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
→ Khẳng định sự giao hòa cảm xúc của nhà thơ: vừa là chiến sĩ hết lòng vì đất nước, vừa là nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm.
3. Kết bài
Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài Rằm tháng giêngNhững cảm nhận, tình cảm của em dành cho bài thơ Rằm tháng giêng.Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả hai câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
3.
Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.
Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.
Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.
Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.
Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.
Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!
Đề 2:
Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên
hay :
Chim lạc bầy,thương cây nhớ cội
Xa bạn xa bè,lặn lội tìm nhau.
Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dương Lễ, Bá Nha với Chung Tử Kì,như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê…Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp.
Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi,trước hết đó phải là một tình cảm chân thành trong sáng,vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau.Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính.Trong số đông bạn bè chung trường,chung lớp,ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người.Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự,hiểu ta và có chung sở thích với ta,mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.
Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen,vụ lợi và sự đố kị hơn thua.Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau,đó mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ :
Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai
thì không xứng đáng được coi là bạn.
Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa,bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau.Đó là một sai lầm nên tránh.Nể nang,bao che…chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi.Đồng thời phải biết tha thứ cho lỗi lầm của bạn.Vontaire cũng đã từng nói :”Nếu quy luật đầu tiên của tình bạn là phải vun đắp nó thì quy luật thứ hai là phải rộng lượng khi quy luật thứ nhất bị xao nhãng”.Không nể nang,bao che nhưng đôi khi cần biết rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của bạn vì trong những tình huống như thế,bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn,sáng suốt và đầy tình thân ái.Giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình,giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.
Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là sự tinh tưởng. Tin bạn cũng như tin mình, luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp nhất.Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời.
Tục ngữ có câu :”Học thầy không tày học bạn” với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học tập mà còn ở nhiều mặt khác.Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo,nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt, chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải.Đường đời vạn nẻo không ít gian nan,thử thách,trên con đường dằng dặt ấy,nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng,cùng quyết tâm,kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.
Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó.Tình bạn không phải tự nhiên mà có.Nó là kết quả của một quá trình gắn bó lâu dài giữa những người bạn trung thành,thân thiết.
Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè,sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu ! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời,như khu vườn hoang vắng sắc màu rực rỡ của những bông hoa,thiếu những tiếng chim vi vu ríu rít đâu đó trong các vòm lá…Đó là cuộc sống buồn bã và vô vị.
Tình bạn cần thiết và đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn,vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi.Đối với tuổi trẻ,tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta cần biết dang rộng vòng tay,nối kết tình bè bạn và phải luôn nhớ rằng : Tình bạn đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người.
1)
Mở bài:
- Giới thiệu về những vui buồn tuổi thơ.
- Những tâm tư tình cảm của mình mỗi khi nhớ lại…
Tham khảo: Nhiều năm đã trôi qua nhưng trong lòng tôi vẫn còn giữ mãi khoảng trời thơ ấu ngày nào. Thật vậy!Làm sao có thể quên được những vui buồn thuở ấy bên mẹ, bên cha và cuộc sống khó khăn vất vả trăm bề.
Thân bài:
Đoạn 1: biểu cảm về nỗi buồn:
- Gia đình khó khăn, thiếu thốn…
- Mẹ cha vất vả thức khuya dậy sớm…
- Không có quần áo đẹp…
- Thèm những đồ ăn ngọn nhưng…
- Bị bạn bè coi thường…
- Không có đồ chơi…
Đoạn 2: biểu cảm về niềm vui:
- Tuy nghèo nhưng căn phòng đầy ấp tiếng cười…
- Mỗi lần mẹ đi chợ về mua bánh …(những chiếc kẹo nhỏ nhưng… ăn ngon, vui mừng…)
- Bố đi làm vẫn không quên ngày sinh nhật (chiếc bánh kem nhỏ không đủ một người ăn, vài ngọn nến lung linh nhưng sao mà vui thế!)
- Bố mẹ luôn động viên, nhắc nhở dạy bảo… con đạt điểm 10 vui về khoe, mẹ vui, bố cười…
- Mỗi đêm, mẹ thường kể chuyện con nghe, đưa con vào thế giới những câu chuyện thần tiên…
- Niềm vui trẻ thơ là những đồ chơi do bố tự làm…
Đoạn 3: biểu cảm trực tiếp
- Giờ đã lớn…
- Cuộc sống khá hơn…
- Nhưng không còn những niềm vui như thuở ấy…
- Bố mẹ tất bật tiếp khách, công tác…
- Quên hỏi thăm con…
- Bố không còn làm lồng đèn…
- Sinh nhật đôi khi bị quên…
Chính vì thế mà tôi thèm trở lại thuở trước đây….
Kết bài:
- Những vui buồn ấy là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ mà suốt đời tôi không thể nào quên. Đó còn là hành trang…
- Nếu có một điều ước tôi xin ước “Cho tôi một vé về lại tuổi thơ”…
2)a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo quân và dân ta đấu tranh để dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội. bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. với sự nghiệp thơ văn của mình, bác đã chứng minh mình là người văn võ song toàn. Các tác phẩm của Bác đều nói về cuộc sống thường ngày, những cảnh khổ cực mà nhân dân ta phải chịu dựng. trong những sáng tác của Bác có thể xem nổi bật nhất là bài Rằm tháng giêng.
Bài thơ Rằm tháng giêng được Bác sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân PHáp, một cuộc chiến hết sức ác liệt. bài thơ được Bác sáng tácneeu lanh cảnh đẹp về một đêm trăng , thể hiện nên tình cảm yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và đồng thời nhắc đến tâm hồn yêu nước sâu nặng của Bác.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)
- Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân
- Tâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằm
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn
2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)
- Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sáng
- Phong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của Bac
- Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc
III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.
- Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.
- Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:
+ Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.
+ Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)
- Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.
tham khảo:
a) Mở bài
- Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...
b) Thân bài
* Giải thích khái niệm:
+ Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.
+ Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.
* Thuyết minh về một trò chơi cụ thể
- Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:
+ Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu ?
+ Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?
- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:
+ Số lượng người chơi
+ Độ tuổi thường chơi
+ Thời gian chuẩn bị
+ Thời gian chơi
+ Các kỹ năng cần thiết
- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...)
- Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, ...
- Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi
- Ý nghĩa của trò chơi dân gian:
+ Giải trí, tạo niềm vui cho con người
+ Nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
c) Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
Dưới đây là mẫu dàn ý chi tiết thuyết minh về một trò chơi dân gian cụ thể là trò ô ăn quan, các em có thể dựa vào đó để triển khai tương tự với các trò chơi khác.
Tham Khảo
Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.