K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2019

Chọn D

28 tháng 2 2021

Mấy ví dụ dưới đây là biến động số lượng cá thể của quần thể theo mùa?

(1). Vào mùa xuân và mùa hè sâu hại xuất hiện nhiều.              

(2). Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa ngô hằng năm.

(3). Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao                

(4). Cháy rừng ở Úc từ 10/2019 đến 2/2020 khiến quần thể gấu Kaola giảm mạnh.

A. 1.                       B. 2.                            C. 3.                             D. 4.

Mấy ví dụ dưới đây là biến động số lượng cá thể của quần thể theo mùa?

(1). Vào mùa xuân và mùa hè sâu hại xuất hiện nhiều.              

(2). Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa ngô hằng năm.

(3). Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao                

(4). Cháy rừng ở Úc từ 10/2019 đến 2/2020 khiến quần thể gấu Kaola giảm mạnh.

A. 1.                       B. 2.                            C. 3.                             D. 4.

- Cung cấp thực phẩm. VD: chim bồ câu, chim cút, ...
- Có lợi cho nông, lâm nghiệp: phân bón, tiêu diệt các loài sâu bọ và gặm nhấm có hại. VD: chim sâu, chào mào,...
- Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch. VD: đại bàng, chim công...
- Chim ăn quả, hạt, cá. VD: chim bói cá...
- Là vật trung gian truyền bệnh cho người. VD: bòo câu, chim sẻ...
- Cung cấp sản phẩm công nghiệp làm chăn nệm. VD: vịt trời, công...

Chuyện mik viết trên Microsoft Word nhé mn, cho ý kiến ạChuyện chú mèo nuôi chim sẻ nhỏ lớn từng ngày.-        Nhìn đi! Vườn bắp cải kia tôi nghe đồn có rất nhiều sâu và các loại bướm. Chúng ta lại đó ăn đi, - Chim sẻ đầu đàn hớn hở ra lệnh. Nói rồi, cả đàn bay sà xuống đó nhanh như 1 mũi tên, mổ lấy mổ để khiến cho mấy con sâu chạy bổ nháo nhào nhưng không kịp, thế là mấy con sâu đó đã trở thành bữa...
Đọc tiếp

Chuyện mik viết trên Microsoft Word nhé mn, cho ý kiến ạvui

Chuyện chú mèo nuôi chim sẻ nhỏ lớn từng ngày.

-        Nhìn đi! Vườn bắp cải kia tôi nghe đồn có rất nhiều sâu và các loại bướm. Chúng ta lại đó ăn đi, - Chim sẻ đầu đàn hớn hở ra lệnh. Nói rồi, cả đàn bay sà xuống đó nhanh như 1 mũi tên, mổ lấy mổ để khiến cho mấy con sâu chạy bổ nháo nhào nhưng không kịp, thế là mấy con sâu đó đã trở thành bữa điểm tâm của những con chim sẻ, ngay cả những con bướm cũng phải bay sang chỗ khác vì khiếp sợ, chúng lo lắng vì sẽ là bữa tráng miệng béo bở của đàn chim mất!

Cả đàn chim, con nào con nấy bụng béo căng, chúng cảm thấy vô cùng sung sướng vì lâu lắm rồi chúng mới được ăn 1 bữa ăn thịnh soạn, no nê như 1 hoàng đế vậy. Tự nhiên, tất cả các con chim sẻ đều hướng mắt về phía cô chim trong đàn. Cô ăn ít hơn các con còn lại 1, 2 con sâu nhưng bụng thì căng to, có vẻ đang mang thai chăng? Nhưng rồi tiếng ra lệnh lại rít lên, các con chim sẻ liền quay ngoắt lại, bay theo chim sẻ đầu đàn.

Chim sẻ đầu đàn nói: “Chúng ta sẽ bay theo hướng Tây, ở đó có 1 con Diều Hâu hung dữ, sẵn sàng phát hiện ra chúng ta bất cứ lúc nào. Nhưng bù lại, ở đó có những con bọ béo nục, thích hợp cho chúng ta ăn.” Cả đàn nghe xong thì bay nhanh theo lời chỉ dẫn, riêng cô chim sẻ mang thai thì bay chậm rãi.

Đến nơi, các con chim sẻ trong đàn đều xuất sắc vượt qua, nhưng số của cô chim sẻ mang ấy là số xui, chỉ vì chóng mặt do kiệt sức, vừa không bay nhanh được, lại còn bảo vệ con trong bụng nên cô cứ nhìn cảnh giác về phía con Diều Hâu nên lớ nga lớ ngớ đâm vào cành cây khô, kêu 1 tiếng “ Crốp”, con Diều Hâu liền quay lại vì giật mình. Thế là cô thả luôn con bọ, bay bán sống bán chết, nhưng vẫn bị Diều Hâu mổ cho vài cái đau điếng sau lưng. Xui xẻo thế nào mà để mổ luôn 2 nhát vào cánh, thế là cô bay loạng choạng, trời đất như chao đảo. Cô thầm nguyền rủa chuyến đi mạo hiểm này của mình và cố sức bay, tâm trí không biết mình đã chết hay còn sống. Cô chỉ cố gắng bảo vệ đứa con nhỏ trong bụng của mình, không cho nó bị đau hay bị thương.

“ Chà, giá như máy bay cho mang mày lên cùng, thế thì hay biết mấy, Pun nhỉ?” Cậu bé cười cười. Rồi cậu quay lại, kiểm tra vali 1 lần nữa rồi hỏi:

-        Này Pun, tao đã bỏ đôi tất vào đây chưa ấy nhỉ? Mà thôi, mày cũng sợ tất lắm, tao còn nhớ mày đã phải cụp đuôi bỏ chạy vì mùi tất của bố tao cơ, hahaha!- Cậu cười lớn rồi hôn lên cái mũi đen ươn ướt của Pun, giọng chợt buồn rầu: “Tao sẽ phải đi du lịch gần 3 tuần đấy, mày trông nhà nhé, tao sẽ rất nhớ mày!” Cậu nhẹ nhàng vuốt ve Pun rồi nhấc gói thức ăn Sea-Kitty lên, đổ ra đĩa ăn cho mèo.

Phải, Pun là 1 chú mèo. Và Pun là 1 chú mèo tam thể, cậu ta mập ú nhưng chạy cũng khá nhanh. Pun yêu nhiều thứ. Nhưng cậu vẫn yêu cậu chủ của mình-chính là cậu bé vừa đổ gói thức ăn ra đĩa cho Pun. Pun vẫn không quên rằng là cậu nợ cậu chủ của mình 1 lời cảm ơn chân thành nhất. Món nợ ấy đã bắt đầu vào ngày cậu cai sữa mèo mẹ và ra ngoài kiếm ăn.

Hôm đó là ngày đầu tiên Pun đi tìm đồ ăn. Chợt cậu nhớ ra có mấy cái đầu cá bống mà mấy bà bán cá hay vứt đi cho bọn mèo ở gần đó. Thế là cậu liền tha mấy cái đầu cá về để cho mình ăn và đương nhiên cũng cho mèo mẹ ăn nữa, vì cậu thấy mèo mẹ đã gầy đi rất nhiều. Nhưng đang trên đường về nhà thì cậu bị 1 con Bồ Nông gần bờ biển ở đó ngậm mất cái đầu của mình. Pun ra sức kháng cự, nhưng chẳng ăn thua gì.

Con Bồ Nông nói: “Hử? Mày là cái giống ngoài hành tinh hay gì đấy? Cá? Rùa? Cua? Tôm hay chim mòng biển nhỉ? Mà nhìn mày có màu trắng, vàng rồi lại đen, lạ lắm!” Pun gào lên:

-        Grào! Tao chả là cái cóc khô gì hết! Mày mau nhả tao ra! Tao là mèo chứ không phải cá hay tôm gì hết nhá!- Cậu gào thét, chứng minh rằng mình là 1 con mèo chứ không phải gì khác.

Con Bồ Nông lại nói tiếp, miệng vẫn ngậm đầu của Pun:

-        Mày đùa tao à? Mày tưởng tao không biết giữa tôm cua và mèo khác nhau ở chỗ nào hử? Mèo thì có nhiều lông xù, có móng vuốt dài và nhọn và có mùi dép đi ở trong nhà đó, chứ ai thèm tin mày là 1 con mèo hả, cái thứ dơ bẩn này! Nói cho mày hay, tao là 1 con Bồ Nông có kinh nghiệm lâu năm rồi đấy nhé, vì vậy, theo kinh nghiệm của tao, tao chắc chắn mày là 1 con Cua nhưng cũng có thể là 1 con chim mòng biển. Nói tao nghe, mày không phải là 1 con cua có chất độc đấy hả?

-        Phải phải, tao là con cua độc đấy, tao mang chất độc… À nhầm, phải là chất kịch độc mới đúng. Mày ăn tao sẽ bị ngộ độc. Tao còn mang điềm xấu đến cho mày đấy! Pun vội nói.

-        Ôi, thế thì tao nên nuốt chửng mày hay nhả mày ra đây? Tao từng xơi 1 con Rùa có cái mai cứng ngắc mà vẫn bình thường đấy thôi…- Con Bồ Nông băn khoăn.

-        Cái con Bồ Nông điên này, mày mất trí hay gì à! – 1 cậu bé đang quát ầm lên, túm cổ con Bồ Nông rồi lắc lấy lắc để, làm con Bồ Nông chóng mặt.

-        Lại đây nào, mèo con bé nhỏ. Con Bồ Nông đó thật là kỳ quặc, nhỉ? – Cậu bé ấy âu yếm Pun rồi bế cậu vào phòng.

Đó là mở đầu cho tình bạn giữa cậu bé và Pun đã kéo dài được 2 năm nay, với Pun, 2 năm đó thật là hạnh phúc. Bây giờ cậu đã lớn hơn nhiều rồi, nhưng lời cảm ơn ấy vẫn chưa có dịp để thể hiện, vì Pun là mèo, cậu chủ là người. Làm sao hiểu được?!

Nhưng cậu vẫn yêu quý cậu chủ của mình, chỉ vậy thôi…

1 lúc sau, cậu chủ của Pun lên máy bay, nói lời tạm biệt với chú mèo thân yêu của mình. Máy bay cất cánh, Pun vẫn đang nhấm nháp đĩa đồ ăn của mình. Và thế là trong 3 tuần, nó sẽ ở nhà 1 mình. Không có cậu chủ, ông, bà chủ, Pun vẫn có thể tự lo cho thân mình được. Vì Pun lớn rồi, đâu còn trẻ con nữa!

Quay trở lại với cô chim sẻ mang bầu, cô đang chới với giữa bầu trời. Cả đàn chim thấy vậy thì kinh sợ, bay đi đâu mất từ lúc nào. Phút chót, cô không cự nổi nữa, đôi cánh cứng cáp bao nhiêu cũng phải mềm yếu với những vết mổ tàn ác của Diều Hâu. Thế là cô cố liệng, may mắn liệng vào 1 ban công của khu chung cư. Ban công đó là của phòng 822, phòng mà Pun đang ở đó.

Pun vẫn đang ăn đĩa đồ ăn. Bỗng cậu nghe thấy tiếng vỡ chậu cây ngoài ban công, cậu liền ra ngoài ngó. Thôi xong rồi! Thế là vỡ mất chậu hoa hồng nhung đỏ của bà chủ rồi! Pun liếc xuống thì thấy cô chim sẻ đang nằm hấp hối ngoài đó, lưng và đôi cánh rớm máu. Pun nói với giọng ngạc nhiên:

-        Ôi, tại sao cô em lại ở trong bộ dạng thảm hại này?!

-        Tôi bị Diều Hâu đuổi, và tôi đã bị nó mổ cho vài phát. Cái sinh vật tàn ác và đần độn ấy đã làm tôi khổ sở…- Giọng cô chim sẻ yếu ớt nói.

-        Tôi sắp chết đến nơi rồi…- Cô chim sẻ tuyệt vọng.

-        Chết ư?! Nói tầm bậy tầm bạ! Cô em chỉ đang hơi mệt và đau 1 tí. Thế thôi. À, để tôi đi gọi bác sĩ thú y đến, dễ mà.- Pun nói.

-        Không, tôi sắp chết thật rồi… Đây là chuyến bay cuối cùng của tôi rồi… - Cô chim sẻ thì thào.

-        Nghe nhé, anh bạn. Anh hứa với tôi những điều này được không…?- Cô chim sẻ nói với giọng uể oải, mệt mỏi.

-        Tôi sẽ hứa.

-        Anh hãy hứa sẽ không ăn con của tôi, vì tôi sẽ sinh 1 quả trứng…

-        Tôi xin thề, xin thề!

-        Và anh sẽ nuôi nấng nó tới lúc nó lớn…

-        Tôi xin thề, xin thề!

-        Ngoài ra, anh hãy dạy nó biết cách trốn tránh, tấn công và né đòn tấn công của đối phương. Anh dạy nó chỉ 1 chút thôi cũng được…

-        Tôi xin thề sẽ làm đúng nhiệm vụ của mình!

-        Cuối cùng, anh hãy dạy cho nó biết bay…

-        Bay?- Pun ngơ ngác. Cậu đã thề thốt sẽ làm 3 nhiệm vụ kia, nhưng bay thì khá là khó, nên cậu vẫn phải suy nghĩ.

-        Không sao, anh không dạy nó bay cũng được…

-        Không, không, không! Tôi nào có ý định từ bỏ. Được rồi, tôi xin thề sẽ làm hết mọi thứ!- Pun trợn tròn mắt, liến láu.

Cô chim sẻ mỉm cười. Cô ngước lên trời, thầm cảm ơn những làn gió, áng mây đã nâng đỡ cô suốt cuộc đời để cô bay được tới bây giờ. Và cô trút hơi thở cuối cùng, 1 quả trứng lốm đốm chấm đen lăn ra từ cơ thể đẫm máu của cô.

Pun chỉ ngửi ngửi cô chim sẻ 1 tí, rồi biết rằng là cô ấy đã không qua khỏi. Rồi cậu lấy 1 cái chân trước, dùng đệm thịt mềm của mình, cậu lăn nhẹ quả trứng. Và hành trình nuôi chú chim sẻ nhỏ trong quả trứng đó đã bắt đầu. Khởi đầu thì chưa thấy gì, nhưng về sau, chú sẽ khó khăn hay dễ dàng khi phải nuôi 1 con chim sẻ đây? Thật khó để biết!

Pun đã sốc khi nhìn thấy cô chim sẻ tắt thở. Cậu cảm thấy một mình thì không đủ để nuôi quả trứng. Thế là cậu để quả trứng ở trên, còn mình đi xuống cầu thang cầu cứu.

Mio và Kate là 2 con mèo ở lầu 820, ở thấp hơn Pun 2 lầu.

Pun đi xuống, vô tình đụng vô người của Mio đang đi lên. Mio nói bằng giọng rõ ràng là giọng mỉa mai:

-        Kate, cậu có thấy cái con mèo này vừa đụng vô người tớ không? Ô, cái con mèo này. Mày bị ai tô màu bậy lên người hay sao mà chỗ trắng chỗ đen chỗ vàng thế? Há Há Há!

Pun tức lắm. Nó là giống mèo tam thể, sinh ra đã thế rồi. Bọn này láo quá, Pun giơ 1 cái vuốt nhọn hoắt của mình ra khè:

-        Chú em láo quá nhở. Anh đây là mèo tam thể mà chú nói hỗn thế á? Này, anh nói cho hay, anh còn chín cái vuốt nhọn hơn nữa cơ. Chú em muốn nếm thử vài vết cho có mấy vết sẹo không hả? Nếu chú muốn thì chú chọn bên mạng sườn hay trên mặt, trên lưng đây?- Pun ra oai

-        Úi, Đại Ca đừng nóng, Đại Ca đừng nóng. Em xin làm thuộc hạ cho Đại Ca ạ. Em tên Mio, lông xám khói bình thường thôi, sao bằng của Đại Ca ạ? Kate! Tao nói đúng không mày?!

-        À… Ừ, ừ, mày đúng. Đại Ca ạ, em tên Kate, lông đen sì như mực thế này, hơn Đại Ca là cái chắc… Chết! Chết! Em nhầm, lỗi em, lỗi em. Sao mà hơn Đại Ca nổi!

Pun sướng lắm. Nó bỏ qua chuyện đó, chạy tới 1 tiệm tạp hóa. Mặc cho 2 tên mèo Mio và Kate lóc cóc chạy thì Pun đã gõ cửa vào. Trong đó có 1 bác mèo già, lông màu tro, đang ngồi đọc sách chăm chú. Mắt bác đã cận, đeo kính dày cộp.

-        Xin lỗi. Quý khách muốn mua gì ạ? Sách vở, bút mực, bút chì, bút màu hay thuốc tẩy, keo dán, mực ạ? Hay là gian hàng bên kia, bán đồ ăn vặt và nước uống?

-        Xin lỗi vì đã làm phiền bác. Bác có con trai không ạ?

-        Ồ, có chứ. Các cậu cần nó làm gì à?

-        Dạ, chúng cháu cần con trai bác làm 1 nhiệm vụ này trong 1 thời gian, mong bác sẽ không phiền.

-        Ồ, nhiệm vụ gì thì tôi không biết nhưng các cậu cần thì để tôi gọi nó ra. Zary, có người tìm con đây!

Có tiếng “meo” đáp lại. Từ xa có 1 chú mèo bằng tuổi Pun, lông nâu vàng, chậm rãi tiến lại.

-        Chào. Mọi người tìm tôi có việc gì không?

-        Chào, anh là Zary?

-        Phải.

-        Anh giúp tôi làm 1 nhiệm vụ trong 1 thời gian được chứ?

-        Tôi sẵn lòng.

Cuộc đối thoại của Pun với bố của Zary và Zary diễn ra như vậy. Thế là đã có thêm 1 người đồng hành để nuôi quả trứng chim sẻ cùng, đó là Zary.

-        Này, Pun. Sao chúng ta không tới gặp ngài Giáo Sư nhỉ, ngài Leon ấy. Ngài ấy thông minh cực kỳ luôn. Đi nhé?

-        Ý kiến hay đấy Kate!

Rồi cả 4 đứa kéo nhau đến 1 cái thư viện cổ. Mọi thứ ở đây bị mạng nhện giăng ra bao nhiêu là đủ để biết nó đã tồn tại ở đây năm bấy nhiêu. Cái thư viện mà như cái mê cung. Cả bọn chạy lung tung đi tìm Giáo Sư Leon.

Leon ngụ ở 1 nơi mà chả-ai-biết-được. Cụ thể là nơi đó đầy sách, đầy bút viết, có 1 cái cửa sổ rộng, có 1 cái bàn ngay chỗ cửa sổ và chỉ có 1 ánh đèn. Và cả đám thở hồng hộc như…chó sau khi lục tung cả thư viện lên xem. Rồi tại căn phòng bên cạnh ở tầng 3, có tiếng giở sách sột soạt. Mio tìm thấy chìa khóa kẹp giữa trang sách mà bị rơi xuống đất. Rồi nó mở cửa căn phòng ấy. Ngài Leon kia rồi! Ngài có bộ lông dày màu be và có vằn hổ màu da cam, ngài đang đọc tiểu thuyết.

-        Chào. Cho hỏi các vị là ai ạ?

-        Vâng, tôi là Pun. Ngài là Leon?

-        Vâng, đúng vậy.

-        Tôi nhờ ngài giúp chúng tôi làm 1 nhiệm vụ trong 1 thời gian được không ạ? Chúng tôi cần sự thông minh của ngài trong nhiệm vụ này, mong ngài đồng ý.

-        Tôi luôn sẵn lòng làm bất cứ điều gì.

Và ngài Leon đồng ý. Trời đã chập tối nên Leon đã mời cả đám đi ăn đồ ăn tại 1 căng-tin gần đó. Bữa tối là món khoai tây chiên, súp cà rốt và cơm. Khoảng 7 giờ là cả đám sẽ nằm ngủ tại căn phòng của ngài Leon. Trời đã mưa. Dưới ánh đèn đường lấp lánh màu vàng nhạt, ánh sáng dưới cơn mưa như gặp được bạn tâm giao, nhấp nháy, nhấp nháy vui mắt. Con đường vắng tanh. Chưa bao giờ cả đám mèo lại thấy những ánh đèn đường tầm thường lại huyền diệu, lấp lánh và đẹp đến thế. Cơn mưa dần tạnh. Nhưng ánh đèn ấy vẫn còn lấp lánh và nhấp nháy. Nghe âm thanh mưa tí tách, cả đám mèo dần chìm vào 1 giấc ngủ. 1 giấc ngủ có những giấc mơ đẹp. Pun mơ thấy quả trứng chim sẻ mình để ở trên sofa ấm áp nở thành 1 chú chim sẻ bé nhỏ. Nó đã ngủ.

Sáng, Pun dậy sớm nhất và cậu theo đường phóng về khu chung cư của mình. May quá, quả trứng chim sẻ còn đó. Cậu vội giấu quả trứng dưới gối của cậu chủ. Rồi cậu lại chạy về thư viện, vờ ngủ tiếp. 9 giờ sáng là Pun dẫn cả lũ đ...

1
10 tháng 3 2023

Truyện hay. Bạn tự viết à?

10 tháng 3 2023

Ừm, mình có mượn chút cảm hứng từ tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của tác giả Luis Sepulveda người Chile bạn ạ.

Mượn cảm hứng thôi nhé ^^

 

Đọc thầmMùa hoa sấu   Vào lúc những ngày cuối xuân , đầu hạ , khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt chuyển mình thay lá . Đi dưới rặng sấu , ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt , đậu lên đầu , lên vai ta rồi mới bay đi . Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.   Từ những cánh sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt ,...
Đọc tiếp

Đọc thầm

Mùa hoa sấu

   Vào lúc những ngày cuối xuân , đầu hạ , khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt chuyển mình thay lá . Đi dưới rặng sấu , ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt , đậu lên đầu , lên vai ta rồi mới bay đi . Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.

   Từ những cánh sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt , nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ . Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi , tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

Dựa vào nội dung bài đọc , ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng;

Cuối xuân, đầu hạ , cây sâu như thế nào

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3Cây sấu chỉ ra hoa.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3Cây sấu chỉ thay lá.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3Cây sấu thay lá và ra hoa.

1
13 tháng 8 2018

Cây sấu thay lá và ra hoa

18 tháng 4 2019

hay

20 tháng 10 2016
Vào thời gian này :
+ Khí hậu khá ấm áp, ôn hòa phù hợp để sinh sản
+ Lượng thức ăn, lương thực phát triển phong phú .
+ Sinh sản vào thời gian này là lí tưởng nhất để cho quá trình ấp và nuôi dưỡng con trước mùa đông lạnh giá.
  
20 tháng 10 2016

Vì vào thời gian này thì:
+ Khí hậu khá ấm áp, ôn hòa phù hợp để sinh sản
+ Lượng thức ăn, lương thực phát triển phong phú .
+ Sinh sản vào thời gian này là lí tưởng nhất để cho quá trình ấp và nuôi dưỡng con trước mùa đông lạnh giá.

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú...
Đọc tiếp

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn

1
8 tháng 2 2019

Đáp án B

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. à sai, chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 4

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. à đúng

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. à sai, nếu động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa thú ăn thịt và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và chim ăn thịt cỡ lớn (vì rắn và thú ăn thịt chỉ có 1 nguồn thức ăn là động vật ăn rễ; chim ăn thịt cỡ lớn có nhiều nguồn thức ăn khác nên khi động vật ăn rễ giảm à chim ăn thịt cỡ lớn có thể chuyển sang ăn thịt loài khac).

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. à sai, không thể xuất hiện 2 loài có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú...
Đọc tiếp

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

1
9 tháng 4 2019

Đáp án là B

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau:  Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú...
Đọc tiếp

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau:  Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn.  Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy: 

A. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn  gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. 

B. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng  nhau hoàn toàn. 

C. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. 

D. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. 

1
28 tháng 6 2017

Đáp án C

Ta có các lưới thức ăn 


  

Lưới thức ăn trong quần xã sinh vật

 

Chuỗi thức ăn dài nhất: Thực vật → sâu đục thân (sâu hại quả, côn trùng) → chim sâu → chim ăn thịt cỡ lớn.