Truyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng” mượn các bộ phận cơ thể con người để nói chuyện gì về thế giới, cộng đồng của con người?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:
+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Câu 1:
Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không.
- Cô Mắt phải luôn nhìn.
- Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.
- Bác Tai phải luôn lắng nghe.
- Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không
Câu 2: Khuyên nhủ, răn dạy:
- Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có tổ chức này mà thiếu đi tổ chức kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau.
- Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
- Không nên ghen tị, đùn đẩy công việc của mình cho người khác.
- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
- Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người, nói về các tổ chức trong xã hội.
- Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có tổ chức này mà thiếu đi tổ chức kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau.
- Câu chuyện là lời khuyên thiết thực và khôn ngoan đối với mọi người: “Một người vì mọi người”. Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
Điều này không đúng, bởi vì đó là xu hướng tiêu cực. Dân gian khi viết nên câu chuyện ngụ ngôn này là nhằm muốn mọi cá thể trong cộng đồng phải biết kết nối với nhau để tất cả mọi người cùng có lợi, để cho cộng đồng ấy vững mạnh hơn.
- Kẻ đầu hai thứ tóc như lão ấy sẽ không bao giờ làm chuyện đó đâu.
- Nó là chân sút cừ của đội bóng.
- Bàn tay ta làm nên tất cả.
- Miệng giếng sâu hun hút đến sợ.
- Hà Nội là trái tim hồng.
Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng không tuân thủ phương châm lịch sự.
Việc không tuân thủ như vậy không có lý do chính đáng, không có căn cứ
1. Dấu hiệu nhận biết là:
Đề tài truyện là về tinh thần đoàn kết được thể hiện qua sự kiện, tình huống: Sự so bì hơn thua xem ai quan trọng nhất của các bộ phận trên cơ thể.
Cô mắt khơi mào kích động cậu Tay, Chân và 3 người Tay, Chân, Tai đều ủng hộ. Lí do là vì thấy cậu Miệng chỉ ăn không ngồi rồi còn bọn họ phải làm việc mệt nhọc. Hậu quả khi không cho miệng ăn là cả Mắt, Tay, Chân, Tai đều bị tê liệt, không còn sức sống.
3. Họ nhận ra sai lầm và tìm cách sửa chữa bằng cách đi tìm thức ăn cho lão Miệng. Nhờ vậy mà mọi người đều đỡ nhọc và khoan khoái như trước.
Việc gọi tên các nhân vật như vậy là có dụng ý nhân hóa các bộ phận thành một cá thể giống như con người, từ đó mượn chuyện trong thế giới của các bộ phận để ngụ ý đến chuyện của con người.