Hãy quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, nêu dẫn chứng về mối quan hệ đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt:
a) Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa
- Vùng biển rộng và có rất nhiềụ hòn đảo lớn nhỏ.
- Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông, mở rộng, nơi quần tụ nhiều đào ven bờ và mở rộng của các đồng bằng châu thổ. Đường bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.
b) Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển
- Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hổng, sông Cửu Long, đổi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.
- Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đổng bằng nhỏ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.
c) Thiên nhiên vùng đồi núi
- Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. Ở vùng núi thấp Tây Bắc, mùa hạ đến sớm, lượng mưa giảm.
- Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
+Cây trồng ở Thái Nguyên là cây chè.
+ Cây trồng ở Bắc Giang là cây vải.
+ Thái Nguyên và Bắc Giang ở Trung du miền núi Bắc
-Quy trình chế biến chè: Hái chè – Phân loại chè – Vò sấy khô - Đóng gói các sản phẩm chè.
Dựa vào Atlat trang 6-7, dẫn chứng về mối quan hệ giữa độ nông –sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa với vùng đồng bằng, đồi núi kế bên là:
- Ở các đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và Nam Bộ, thềm lục địa khu vực vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ rộng, nông, thoải, các đường đẳng sâu thoải dần ra biển, diện tích khu vực có độ sâu dưới 200m rất lớn.
- Ở khu vực ven biển miền Trung, nhất là Nam Trung Bộ có núi ăn lan ra sát biển, thềm lục địa hẹp, dốc, các đường đẳng sâu đổ mau xuống độ sâu 2000m.
Thành phố Hà Nội - Tham khảo:
- Vị trí địa lý: Hà Nội Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
- Địa hình: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
- Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
- Sông, hồ: hiện có 9 con sông chảy qua thủ đô, gồm Hồng, Đuống, Đà, Nhuệ, Cầu, Đáy, Cà Lồ, Tích và Tô Lịch. Trừ sông Tô Lịch nằm trong nội đô, 8 con sông còn lại đều chảy qua nhiều tỉnh, thành khác.
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên dòng sông chảy qua thành phố Huế là sông Hương.
- Các công trình kiến trúc cổ kính của Huế: Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén, Kinh thành Huế, Thành Châu Hóa, Chùa Thiên Mụ.
Hai trung tâm chính có quy mô rất lớn và lớn:
- TP Hồ Chí Minh: Luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử; hoá chất, phân bón; sản xuấy vật liệu xây dựng; dệt, may; chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulô; đóng tàu, nhiệt điện.
- Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử; hoá chất, phân bón; sản xuấy vật liệu xây dựng; dệt, may; chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulô.
Ví dụ:
Trong trường hợp thảm thực vật bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi. Từ đó, kéo theo sự biến đổi của đất (Ví dụ: Từ đất feralit trở thành đất xói mòn trơ sỏi đá).
- Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề với Đông Nam Bộ, giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.
- Về mặt kinh tế, Tây Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với Đông Nam Bộ, với Duyên hải Nam Trung Bộ (các tuyến đường Đông - Tây với các cảng biển là lối thông ra biển của Tây Nguyên). Trong quan hệ với vùng ba biên giới Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng về quốc phòng.
Ở các đồng bằng châu thổ rộng lớn như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ thì thềm lục địa nông và rộng. Còn ở các khu vực có núi ăn lan ra sát biển như Trung Bộ thì thềm lục địa hẹp và sâu…