K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2017

a, Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày:

- Thanh lịch là nét đẹp trong cách sống:

- Biểu hiện:

   + Lời ăn tiếng nói hàng ngày

   + Trong cách ăn mặc

   + Thái độ sống

- Nét thanh lịch của học sinh:

   + Thái độ lễ phép, trung thực, thẳng thắn

   + Ăn mặc chuẩn mực, phù hợp

   + Hòa nhã, chân thành với bạn bè

b, Nghệ thuật gây thiện cảm

- Gây thiện cảm là chìa khóa của thành công

   + Tạo được ấn tượng tốt đẹp khi giao tiếp

   + Tạo ra thuận lợi với việc học hành, công việc, sự phấn đấu vươn lên

Gây thiện cảm bằng:

   + Thấu hiểu đối tượng

   + Lựa chọn cách tiếp xúc, giao tiếp phù hợp

   + Có sự dí dỏm, tinh tế khi nói chuyện, tạo không khí thân mật

   + Để người khác tin vào năng lực, tình cảm của mình

c, Thần tượng lứa tuổi học trò

- Thần tượng là sự yêu mến, cảm phục vì tài năng, nhân cách hay một năng lực đặc biệt của người nào đó

- Đó là mục tiêu chúng ta phấn đấu hướng tới hoặc đơn thuần là tấm gương, động lực cho chúng ta học tập

- Thần tượng của giới trẻ:

   + Các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao…

   + Tuy nhiên nhiều bạn trẻ tôn thờ thần tượng hơi thái quá

- Thần tượng cần sáng suốt, không mù quáng

   + Yêu quý phải thể hiện có văn hóa

   + Thần tượng phải trở thành nguồn cảm hứng, động lực để ta học tập, phát triển bản thân

   + Tránh tôn sùng kiểu thái quá

d, Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp

- Môi trường của chúng ta bị tàn phá, ô nhiễm nghiêm trọng do:

   + Sự thiếu ý thức, và vô trách nhiệm của bộ phận người trong xã hội

Hậu quả:

   + Môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm, đe dọa trực tiếp tới đời sống của con người

   + Thiệt hại về vật chất cho xã hội

- Giải pháp:

   + Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

   + Có hình thức xử phạt đối với những người tàn phá môi trường

e, An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người

An toàn giao thông mang lại hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên ở nước ta, tình trạng mất an toàn giao thông đang phổ biến, đáng báo động

Mất an toàn giao thông gây nhiều mất mát cho con người:

   + Tổn hại tới tính mạng con người: thương tích, mát mát, gánh nặng cho gia đình, xã hội

   + Gây thiệt hại về vật chất, tinh thần con người

Giải pháp:

   + Nâng cao ý thức những người tham gia giao thông

   + Nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản, hiện đại

2 tháng 6 2017
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
2 tháng 6 2017
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .
26 tháng 11 2023

Trong không khí tưng bừng đón chào Ngày giáo Việt Nam, ai ai cũng hân hoan đón đợi. Từ đầu tháng 11, nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc thi đua hoa điểm mười để dành tặng thầy cô, các lời tri ân ,những lời hát, bài thơ về thầy cô được chúng em ghi lại, sắp xếp vào tờ báo tường xinh đẹp và đáng yêu chào đón ngày lễ đầy trang trọng. Sáng 20-11, cả sân trường rực rỡ hoa, các bạn ai cũng trở nên thật gọn gàng và chỉnh chu trong bộ trang phục của mình. Sân khấu được trang trí từ chiều hôm trước. Những hình báo tường của các lớp được xếp đặt đẹp mắt, các lẵng hoa được bài trí hợp lý quanh các bậc sân khấu. Giữa sân khấu là phông nền với hàng chữ nổi bật được viết rất công phu và tỉ mỉ: “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11”. Bên phải sân khấu được xếp đặt một chiếc bục là chỗ để các thầy cô lên phát biểu.

Đúng 7 giờ học sinh tập trung đông đủ, tiếng nhạc ngân trong không khí rộn rã, hân hoan. Các cô bước ra trong những tà áo dài xinh đẹp và duyên dáng, hôm nay, thầy cô ai cũng đẹp lạ thường.

Sau màn hát Quốc ca, chúng em được nghe thầy tổng phụ trách đội đọc bài diễn văn về lịch sử truyền thống và ý nghĩa của ngày lễ 20-11. Tiếp đến là chương trình văn nghệ chào mừng buổi lễ. Chương trình văn nghệ diễn ra đầy cuốn hút và hấp dẫn, các tiết mục múa hát của học sinh các lớp không chỉ ấn tượng mà còn đầy xúc động, mang ý nghĩa lớn lao. Đặc biệt, đến từ quý thầy cô có màn trình diễn rất đặc sắc của thầy Lam và cô Ánh Nguyệt với màn song ca bài “Người giáo viên nhân dân” thật mượt mà, gây thương nhớ.

Chương trình văn nghệ kết thúc, đại diện ban giám hiệu nhà trường là thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tuấn lên phát biểu cảm xúc trong ngày lễ thiêng liêng này. Lời thầy nói thật ấm áp và xúc động khiến chúng em thêm yêu, thêm quý và trân trọng công lao, sự hy sinh của mỗi người thầy, người cô trên hành trình truyền thụ tri thức cho chúng em. Để đáp lại ân tình ấy, đại diện học sinh ở trường trong nhà trường là bạn Thanh Hoa lớp 5A cũng lên phát biểu, gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô. Những bó hoa tươi thắm nhất chúng em gửi đến thầy cô mang theo tất cả niềm biết ơn và sự kính trọng. Dù không phải quà cáp vật chất cao sang. Trong ánh mắt của thầy cô, em cảm nhận được niềm vui và sự tự hào dành cho chúng em

Buổi lễ kết thúc khá sớm vì thời tiết không cho phép nhưng để lại trong lòng chúng em những dòng cảm xúc khó quên. Em thầm hứa sẽ gắng học thật giỏi để không phụ những gì mà thầy cô đã hy sinh, đã lắng lo cho chúng em.

21 tháng 2 2019

- Những ý cơ bản cần cho bài viết :

   + Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?

   + Ý nghĩa của đợt thi đua : hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường.

   + Thực trạng : Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? ...

   + Biện pháp : Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).

3 tháng 4 2017

Đáp án C

19 tháng 10 2018

- Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?

- Tại sao lại phải đưa ra khẩu hiệu đó? (vì hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường)

- Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? (Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? ...)

- Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).

LƯU Ý: trình bày ngắn gọn nhất có thể, không dài dòng , trả lời ý chính,(tóm tắt).Vì là đề ôn lịch sử mình cần ý chính thôi cảm ơn Câu 1: Nếu những nét chính về xã hội phong kiến? Cơ sở kinh tế , những giai cấp trong xã hội:Tổ chức nhà nướcCâu 2: Hoàn cảnh,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tông và Lê Hoàn năm 981?Câu 3: Đánh giá chung về công lao to lớn của anh hùng dân tộc ta ở thế kỉ X-XlI ?(Ngô...
Đọc tiếp

LƯU Ý: trình bày ngắn gọn nhất có thể, không dài dòng , trả lời ý chính,(tóm tắt).Vì là đề ôn lịch sử mình cần ý chính thôi cảm ơn 
Câu 1: Nếu những nét chính về xã hội phong kiến? Cơ sở kinh tế , những giai cấp trong xã hội:Tổ chức nhà nước
Câu 2: Hoàn cảnh,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tông và Lê Hoàn năm 981?
Câu 3: Đánh giá chung về công lao to lớn của anh hùng dân tộc ta ở thế kỉ X-XlI ?
(Ngô Quyền , Đinh Bộ Lĩnh , Lê Hoàn , Lý Thường Kiệt)
Câu 4: Nêu những nét chung về phong kiến Phương Tây.
Câu 5: Vì sao nói việc nhà Lý công quân tống trước là để tự vệ?
Chứ không phải cuộc tấn công để xâm lược? Việc nhủ động tấn công của nhà lý có ý nghĩa nào?
(trả lời như chú ý nha mn,nếu có thể thì làm càng nhanh càng tốt giúp mình nha <3)

0
LƯU Ý: trình bày ngắn gọn nhất có thể, không dài dòng , trả lời ý chính,(tóm tắt).Vì là đề ôn lịch sử mình cần ý chính thôi cảm ơn Câu 1: Nếu những nét chính về xã hội phong kiến? Cơ sở kinh tế , những giai cấp trong xã hội:Tổ chức nhà nướcCâu 2: Hoàn cảnh,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tông và Lê Hoàn năm 981?Câu 3: Đánh giá chung về công lao to lớn của anh hùng dân tộc ta ở thế kỉ X-XlI ?(Ngô...
Đọc tiếp

LƯU Ý: trình bày ngắn gọn nhất có thể, không dài dòng , trả lời ý chính,(tóm tắt).Vì là đề ôn lịch sử mình cần ý chính thôi cảm ơn 
Câu 1: Nếu những nét chính về xã hội phong kiến? Cơ sở kinh tế , những giai cấp trong xã hội:Tổ chức nhà nước
Câu 2: Hoàn cảnh,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tông và Lê Hoàn năm 981?
Câu 3: Đánh giá chung về công lao to lớn của anh hùng dân tộc ta ở thế kỉ X-XlI ?
(Ngô Quyền , Đinh Bộ Lĩnh , Lê Hoàn , Lý Thường Kiệt)
Câu 4: Nêu những nét chung về phong kiến Phương Tây.
Câu 5: Vì sao nói việc nhà Lý công quân tống trước là để tự vệ?
Chứ không phải cuộc tấn công để xâm lược? Việc nhủ động tấn công của nhà lý có ý nghĩa nào?
(trả lời như chú ý nha mn,nếu có thể thì làm càng nhanh càng tốt giúp mình nha <3)

0
LƯU Ý: trình bày ngắn gọn nhất có thể, không dài dòng , trả lời ý chính,(tóm tắt).Vì là đề ôn lịch sử mình cần ý chính thôi cảm ơn Câu 1: Nếu những nét chính về xã hội phong kiến? Cơ sở kinh tế , những giai cấp trong xã hội:Tổ chức nhà nướcCâu 2: Hoàn cảnh,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tông và Lê Hoàn năm 981?Câu 3: Đánh giá chung về công lao to lớn của anh hùng dân tộc ta ở thế kỉ X-XlI ?(Ngô...
Đọc tiếp

LƯU Ý: trình bày ngắn gọn nhất có thể, không dài dòng , trả lời ý chính,(tóm tắt).Vì là đề ôn lịch sử mình cần ý chính thôi cảm ơn 
Câu 1: Nếu những nét chính về xã hội phong kiến? Cơ sở kinh tế , những giai cấp trong xã hội:Tổ chức nhà nước
Câu 2: Hoàn cảnh,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tông và Lê Hoàn năm 981?
Câu 3: Đánh giá chung về công lao to lớn của anh hùng dân tộc ta ở thế kỉ X-XlI ?
(Ngô Quyền , Đinh Bộ Lĩnh , Lê Hoàn , Lý Thường Kiệt)
Câu 4: Nêu những nét chung về phong kiến Phương Tây.
Câu 5: Vì sao nói việc nhà Lý công quân tống trước là để tự vệ?
Chứ không phải cuộc tấn công để xâm lược? Việc nhủ động tấn công của nhà lý có ý nghĩa nào?
(trả lời như chú ý nha mn,nếu có thể thì làm càng nhanh càng tốt giúp mình nha muộn rồi mình còn đi ngủ:<)

0