K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2018

- Khu vực I chiếm tỉ trọng lớn ở Ấn Độ, tiếp đến là Bra-xin. Anh là nước phát triển, có tỉ trọng khu vực I rất nhỏ (2.2%).

- Khu vực II chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Bra-xin, là nước công nghiệp hóa và Anh là nước công nghiệp phát triển.

- Khu vực III chiếm tì trọng cao nhất ở Anh, là nước phát triển; sau đó đến Bra-xin và Ấn Độ.

Nhìn chung, ờ các nước đang phát triển, lao động tập trung nhiều I khu vực I: ở các nước phát triển, lao động tập trung nhiều nhất I khu vực III.

7 tháng 10 2017

- Khu vực I: Ấn Độ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu, tiếp theọ là Bra-xin và thấp nhất là nước Anh (do là nước có nền kinh tế phát triển).
-Khu vực II: Bra-xin chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu (do là nước công nghiệp mới), tiếp theo là Anh (đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp) và thấp nhất là Ân Độ (nước đang phát triển). Khu vực III: Anh chiếm tri trọng lớn nhất trong cơ cấu (do là nước có nền kinh tế phát triển), tiếp theo là Bra-xin và sau đó là Ấn Độ.
Nhìn chung ở các nước đang phát triển, lao động lập trung nhiều nhất ở khu vực I; ở các nước phát triển, lao động lập trung nhiều nhất ở khu vực III.

7 tháng 10 2017

- Khu vực I: Ấn Độ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu, tiếp theọ là Bra-xin và thấp nhất là nước Anh (do là nước có nền kinh tế phát triển).
-Khu vực II: Bra-xin chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu (do là nước công nghiệp mới), tiếp theo là Anh (đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp) và thấp nhất là Ân Độ (nước đang phát triển). Khu vực III: Anh chiếm tri trọng lớn nhất trong cơ cấu (do là nước có nền kinh tế phát triển), tiếp theo là Bra-xin và sau đó là Ấn Độ.
Nhìn chung ở các nước đang phát triển, lao động lập trung nhiều nhất ở khu vực I; ở các nước phát triển, lao động lập trung nhiều nhất ở khu vực III.

29 tháng 12 2018

Dựa vào biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, ta lập được bảng sau:

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 (%)

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống còn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động.

* Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.

1 tháng 9 2023

loading...

Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Bu-run-đi, Ấn Độ và Anh, năm 2019.

5 tháng 9 2017

   - Biểu đồ miền:

Đề kiểm tra Địa Lí 11 | Đề thi Địa Lí 11

   - Nhận xét:

      + Cơ cấu lao động của ba khu vực kinh tế Ô-xtrây-li-a thay đổi.

      + Cao nhất là khu vực III và tăng.

      + Thấp nhất là khu vực I và giảm.

4 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.

- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.

- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.

27 tháng 8 2018

- Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ (từ năm 1992), rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng (từ nám 1994) và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng đã táng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.

- Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu nhất do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào cuối năm 1997, các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm.

29 tháng 10 2021

* Nhận xét:

- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa:

+ Nông –lâm-ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,7% (1990) xuống 23% (2002), giảm 15,7%.

+ Công nghiệp –xây dựng tăng nhanh từ 22,7% (1990) lên 38,5% (2002), tăng 15,8%.

+ Dịch vụ luôn đạt tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu (trừ năm 1991) và có sự biến động: giai đoạn đầu (1990 -1995) khá nhanh từ 38,6% lên 44%; giai đoạn sau lại giảm liên tục xuống còn 38,5% (năm 2002).

* Xu hướng thay đổi tỉ trọng thành phần thể hiện rõ nhất ở khu vực công nghiệp – xây dựng

28 tháng 12 2017

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ô-xtrây-li-a giai đoạn 1985 – 2013.

Đáp án: A

21 tháng 10 2023

a. Tình hình gia tăng dân số nước ta: Trong những năm gần đây, dân số Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số nước ta đã tăng từ khoảng 60 triệu người vào năm 1990 lên hơn 96 triệu người vào năm 2020. Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010-2020 là 1,07%, cao hơn so với giai đoạn 2000-2010 (1,01%). Tuy nhiên, tình hình tăng dân số không đồng đều giữa các vùng miền. Các tỉnh phía Nam và miền Trung có tốc độ tăng dân số cao hơn so với các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt, TP.HCM và Hà Nội là hai địa phương có dân số đông nhất và tốc độ tăng dân số nhanh nhất.
b. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở Việt Nam cũng không đồng đều. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm dần trong những năm gần đây, từ 49,8% vào năm 2010 xuống còn 37,7% vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế cũng không đồng đều giữa các vùng miền. Các tỉnh phía Nam và miền Trung có tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ cao hơn so với các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt, TP.HCM và Hà Nội là hai địa phương có tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ cao nhất.