K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2017

Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Bởi vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cần đối với các ngành sản xuất vật chất.
- Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, tỉ lệ gia tăng dân số và sức mua của dân cư đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng với cơ cấu các ngành dịch vụ. Ví dụ, như nước ta, dân đông, tỉ lệ trẻ em ở tuổi đi học cao, thì các ngành giáo dục, y tế, xây dựng nhà ở,... phải được ưu tiên phát triển, Sự phân bố mạng lưới các điểm dịch vụ cũng phụ thuộc vào sự phân bố dân cư.
+ Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn đã ra những yêu cầu gay gắt đối với các ngành dịch vụ. Môi trường thành phố là môi trường nhân tạo, phần lớn các nhu cầu của dân cư được đáp ứng do các nguồn từ bên ngoài vào (lương thực, thực phẩm, năng lượng, nước sinh hoạt, ..). Dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, và hoạt động dịch vụ cũng, cực kì phức tạp Bên cạnh đó, các thành phố, thị xã còn là các trung tâm dịch vụ đối với các vùng lân cận, thậm chí còn mang ý nghĩa vùng.
+ Trong một khu dân cư, các điểm dịch vụ phục vụ nhu cầu hằng ngày của nhân dân (ví dụ các điểm thương nghiệp bán lẻ, ăn uống công cộng, trường cấp 1, trường mẫu giáo, trạm xá) cần được phân bố sao cho bán kính phục vụ hẹp hơn so với mạng lưới các điểm dịch vụ văn hóa, nghệ thuật, các điểm du lịch, vui chcíi niẩi Irí, các trường cấp 3, bệnh viện chuyên khoa,...
+ Dân cư ở phân tán thành những làng nhỏ, thưa thớt gây khó khăn cho việc đặt các điểm dịch vụ và khai thác chúng, đặc biệt là các vùng núi, giao thông vận tải khó khăn (ví dụ: có thể rõ ràng quyết định lập một trường cấp cho một làng có 4 - 5 nghìn dân, nhưng thật khó khăn nếu phải lập một trường cấp 1 cho một bản chỉ vài ha trăm dân).
- Truyền thống văn hóa, phong tục lập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lớn chức dịch vụ.
- Mức sống, và thu nhập thực tế của nhân dân quyết định sức mua, nhu cầu dịch vụ, và do vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân hố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

2 tháng 4 2017

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

12 tháng 1 2017

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Do vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

25 tháng 11 2018

Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ tùy thuộc vào các nhân tố sau:

- Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động

- Quy mô cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư.

- Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa

- Thu nhập thực tế, mức sống dân cư

- Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, …

- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.

- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…

13 tháng 12 2017

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)

 

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 9 2023

Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội:

- Đối với hoạt động sản xuất:

+ Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.

+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

+ Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển đất nước.

+ Thúc đẩy liên kết giữa các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đối với đời sống xã hội:

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Nâng cao đời sống văn hoá, văn minh cho người dân.

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phần lớn là vô hình nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người.

- Các nhóm ngành của dịch vụ: Dịch vụ kinh doanh, tiêu dùng và dịch vụ công.

- Vai trò: Dịch vụ giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro, thúc đẩy sự phân công lao động, góp phần tăng thu nhập quốc dân,…

- Đặc điểm: Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất. Quá trình sản xuất (cung cấp) dịch vụ và tiêu dùng (hưởng thụ) dịch vụ thường diễn ra đồng thời.

- Các nhân tố ảnh hưởng: Vị trí địa lí, nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội.