Thuận lợi của tự nhiên châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
A. địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, phức tạp.
B. giàu tài nguyên khoáng sản.
C. chịu ảnh hưởng của các thiên tai như động đất, núi lửa.
D. núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Tác động từ vị trí địa lí:
+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.
- Tác động từ đặc điểm dân cư - xã hội:
+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…
+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.
+ Người dân Nhật Bản có nhiều phẩm chất đáng quý, cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.
+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm.
Tham khảo:
Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản:
Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm)...Sự phân bố của một số khoáng sản trữ lượng lớn là:
Sắt: Phân bố rải rác từ Bắc Bộ đến Nam Trung BộĐồng: Tập trung hầu hết ở Tây Bắc BộApatit: tập trung chủ yếu ở Lào Cai và Nghệ AnBôxit: tập trung chủ yếu ở Tây NguyênDầu mỏ, khí đốt: tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam....- Thuận lợi: + Tài nguyên khoáng sản nước ta do đa dạng về loại hình với nhiều mỏ kim loại như sắt, măngan, đồng…nhiều mỏ phi kim loại như than đá, than nâu, than mỡ, dầu mỏ…chính đó là cơ sở để tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu đa dạng để phát triển nhiều ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến như: khai thác than, luyện kim đen, luyện kim màu… + Nước ta có một số loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn: than đá ở Quảng Ninh 3,5 tỉ tấn, dầu mỏ ở biển Đông 10 tỉ tấn, khí đốt từ 2500 → 3000 tỉ m3. Đặc biệt một số loại khoáng sản là vật liệu xây dựng: đá vôi, cát thuỷ tinh… thì rất phong phú. Chính đó là những cơ sở cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ kia. + Ta lại có nhiều loại khoáng sản có chất lượng rất tốt như than đá Quảng Ninh tốt ngang với than Antraxit của nước Anh, hàm lượng sắt trong quặng rất cao từ 50 → 60%. Hàm lượng P205 trong Apatit chiếm 25 → 40%. Chính đó là các nguyên liệu rất có giá trị với phát triển công nghiệp ở trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. + Điều kiện khai thác nhiều mỏ khoáng sản rất thuận lợi như khai thác lộ thiên ở Quảng Ninh, cát thuỷ tinh lộ thiên ở bờ biển, Apatit lộ thiên ở Lào Cai. Cho nên việc khai thac các khoáng sản này cho phép làm giảm giá thành trong đầu tư khai thác. + Nhiều mỏ khoáng sản phân bố kề nhau hoặc nằm rất gần các nguồn năng lượng thuỷ điện rẻ tiền như: quặng sắt Thái Nguyên nằm rất gần than mỡ làng Cẩm (Phấn Mễ) dẫn đến rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên; mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) lại nằm rất gần thuỷ điện Tà Sa, Nà Ngần dẫn đến rất thuận lợi để cung cấp điện cho nhà máy luyện thiếc ở Cao Bằng. + Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nóng nắng quanh năm, nước sông biển không đóng băng → ta có thể khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản quanh năm ở cả trên đất liền và dưới biển với chi phí thấp. - Khó khăn : + Trữ lượng khoáng sản nhỏ: tuy nước ta có 80 loại khoáng sản khác nhau với hơn 3000 mỏ nhưng hầu hết trữ lượng các loại khoáng sản của ta đều nhỏ so với thế giới (nhỏ hơn 5% trữ lượng của khoáng sản đó ở trên toàn thế giới) cho nên việc khai thác khoáng sản ở nước ta chỉ phù hợp với quy mô nhỏ và vừa. + Điều kiện khai thác nhiều mỏ khoáng sản rất khó khăn điển hình khai thác dầu mỏ ở biển Đông vì các mỏ dầu khí đều nằm sâu dưới đáy biển từ 3000 → 4000m cho nên phải nhờ vào kĩ thuật nước ngoàI rất tốn kém, nhiều mỏ khoáng sản lại phân bố gần biên giới: bôxit (Lạng Sơn) hoặc nằm dưới cánh đồng lúa (than nâu ở ĐBSH)…những mỏ này không những rất khó khai thác mà khi khai thác sẽ làm cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên khác. + Hàm lượng các chất khoáng sản rất phức tạp như đồng lẫn chì, vàng lẫn bạc…cho nên phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại tiên tiến mới có thể tinh luyện thành những nguyên liệu nguyên chất có giá trị mà ta lại chưa có. + Khoáng sản nước ta phân bố rất phân tán, mất cân đối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đất liền với biển cho nên khi phát triển công nghiệp ở miền Nam phải chi phí lớn để vận chuyển khoáng sản từ Bắc vào như vận chuyển than đá, đá vôi. Các mỏ khoáng sản trên đất liền thì đã được khai thác từ lâu và đang có xu thế cạn kiệt, còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác. + Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai cho nên khi khai thác khoáng sản dễ làm đảo lộn hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác.- Dựa trên điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế: Về nông nghiệp: Trồng lúa mì, bông, chà là, chăn nuôi cừu => Bởi vì ở đây có khí hậu khô khan, có nhiều các cao nguyên. Về công nghiệp: Khai thác và chế biến dầu mỏ => Bởi vì ở đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn.
Tham khảo:
Thuận lợi: .
• Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.
• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.
• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...).
• Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...
Khó khăn: .
• Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất.
• Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
• Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô.
• Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.
a)
- Đồng bằng sông Hồng: Địa hình này chủ yếu là đất thấp, nằm dưới tác động trực tiếp của sông Hồng và các nhánh sông. Điều này tạo nên một môi trường đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và một số loại cây trồng khác như khoai lang, khoai tây.
- Đồng bằng sông Cửu Long: là một vùng đồng bằng lớn với đất phù sa màu mỡ do sự bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
b) Tuỳ theo địa phương mà em thay đổi cho phù hợp:b) **Những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em**:
- Nông nghiệp: Địa hình bằng phẳng và đất phù sa giúp phát triển nông nghiệp, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.
- Du lịch: Địa hình đa dạng với núi, sông, biển, hang động... thu hút du khách, phát triển ngành du lịch và tạo ra nhiều việc làm.
- Khai thác tài nguyên: Địa hình có sự phân bố của các loại khoáng sản giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực khai thác.
- Giao thông: Địa hình bằng phẳng giúp xây dựng hạ tầng giao thông, thuận lợi cho việc kết nối vận chuyển và thương mại.
Châu Á giàu tài nguyên khoáng sản (than đá, sắt,…) thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng.
Đáp án cần chọn là: B
B