K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2019

Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những rày trông mai chờChân trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phaiXót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờSân Lai cách mấy nắng mưaCó khi gốc tử đã vừa người ôm.Câu 1: Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên?Câu 2: Cụm từ “tấm son” có nghĩa gì?Câu 3: Nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ “tưởng” và...
Đọc tiếp

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ

Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Câu 1: Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 2: Cụm từ “tấm son” có nghĩa gì?
Câu 3: Nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ “tưởng” và “xót”
trong đoạn thơ trên.
Câu 4: Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5: Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích
trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?
Câu 6: “Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên là ai? Những
suy nghĩ của nàng Kiều về người đó được thể hiện như thế nào?
Câu 7: Viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch nêu cảm nhận của em về tâm
trạng của nhân vật Kiều trong đoạn thơ trên.
 

1
1 tháng 5 2021

Giúp em vs mn ơi khocroi

 

22 tháng 7 2021

a, Câu hỏi tu từ:

''Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.''

Tác dụng: Kiều cảm thấy tủi hổ, đau xót khi ''tấm son'' của mình bị hoen ố, có thể hiểu ''tấm son'' là lòng chung thủy của Kiều dành cho Kim Trọng chẳng bao giờ nguôi ngoai

b. 

Tham khảo em nhé:

Nguồn: Hoidap247

     Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay, nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ tới người yêu và cha mẹ. Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn rồi bị Tú bà lừa ngon ngọt đưa nàng ra lầu Ngưng bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống một mình ở lâu ngưng bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Nàng nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng, chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng. Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi. Động từ “gột rửa” đã diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được. Thúy Kiều  nhớ về Kim Trọng, mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục. Sau khi đã nhớ về Kim Trọng, nàng đã nhứo đến cha mẹ của mình. Nàng "xót" khi cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Sự tàn phá của  thời gian qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật. Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phẩn nào đền đáp được công ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn. Tám câu thơ đã thể hiện xuất sắc tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

22 tháng 7 2021

up

up

4 tháng 8 2021

- Thành ngữ: "nguyệt chén đồng", "chân trời gốc bể", "rày trông mai chờ".

- Điển tích: "Sân Lai", "gốc tử", "quạt nồng ấm lạnh".

- Tác dụng: Việc sử dụng thành ngữ cùng với điển những điển cố độc đáo và sâu sắc mang đậm tính dân tộc , gần gũi mà bình dị, diễn tả  tâm hồn sâu sắc, thủy chung, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi của nàng Kiều.

4 tháng 8 2021

"Tựa cửa hôm mai", "quạt nồng ấp lạnh", "Sân Lai", "gốc tử".

Tác dụng: Những thành ngữ điển tích này đã diễn tả nổi thương cha mẹ, nỗi tủi hổ và cô đơn của Thúy Kiều giữa chốn mênh mông

  
10 tháng 7 2021

a)

- Đoạn thơ trên nằm ở phần 2 (gia biến và lưu lạc) trong tác phẩm Truyện Kiều.

b)

- Hình ảnh "người dưới nguyệt chén đồng": người được nói đến là Kim Trọng. Kiều đang nhớ đến và cảm thấy xót xa nghĩ đến cảnh chàng Kim mong chờ tin tức của nàng.

- Hình ảnh "người tựa cửa hôm mai": ý nói đến cha mẹ của nàng Kiều, nàng lo lắng, xót thương cho cha mẹ đã già yếu nhưng vẫn ngóng trông tin nàng.

 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng    Tin sương luống những rày trông mai chờ    Chân trời góc bể bơ vơ    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai    Xót người tựa cửa hôm mai,    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?    Sân Lai cách mấy nắng mưa,    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?2. Tìm hai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

    Chân trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

    Xót người tựa cửa hôm mai,

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

 

 

4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng    Tin sương luống những rày trông mai chờ    Chân trời góc bể bơ vơ    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai    Xót người tựa cửa hôm mai,    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?    Sân Lai cách mấy nắng mưa,    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?2. Tìm hai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

    Chân trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

    Xót người tựa cửa hôm mai,

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

1
2 tháng 4 2022

C1:

 Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du .

C2:

Hai điển tích điển cố được sử dụng:

- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm.

- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ.

- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều .

C3:

Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. 

- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ.

oke em cảm ơn