K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2017

Đáp án: C

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau và có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam. Đây là đặc trưng cơ bản nào trong các đặc trưng sau đây của chủ nghĩa xã hội ở...
Đọc tiếp

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau và có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam. Đây là đặc trưng cơ bản nào trong các đặc trưng sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt nam?

A. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

C. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

D. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

1
21 tháng 6 2019

Đáp án: C

26 tháng 2 2022

Chọn A và B

26 tháng 12 2021

D

13 tháng 1 2018

* Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

   - Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

   - Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời với việc kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, văn hóa, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc, Đảng, Nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

QUẢNG CÁO

   - Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tự trên các lĩnh vực của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam. Trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, chúng ta phải ngăn chặn sự xâm nhập của các văn hóa phẩm độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lí, các giá trị nhân văn và kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan.

   - Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân, bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn; nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới.

* Ví dụ:

   - Vào những ngày lễ hội, địa phương em vẫn giữ gìn các truyền thống như rước lễ, hát quan họ giao duyên,…

   - 10/3 âm lịch là ngày cả nước giỗ tổ Hùng Vương

   - Trùng tu, tái tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa của dân tộc

31 tháng 3 2017

Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời với việc kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, văn hóa, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc, Đảng, Nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tự trên các lĩnh vực của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam. Trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, chúng ta phải ngăn chặn sự xâm nhập của các văn hóa phẩm độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lí, các giá trị nhân văn và kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan.

- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân, bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn; nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới.

Ví dụ:

- Vào những ngày lễ hội, địa phương em vẫn giữ gìn các truyền thống như rước lễ, hát quan họ giao duyên,…

- 10/3 âm lịch là ngày cả nước giỗ tổ Hùng Vương



22 tháng 10 2021

ai giúp mình vs

đề khó quá

 

22 tháng 10 2021

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

mình làm rồi nha bạn

 

21 tháng 9 2016

HELP MEkhocroi

27 tháng 9 2016

khó quá trời