Đọc câu sau:
"Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp"
(Hồ Chí Minh – Di chúc)
Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ “xuân” có thể thay thế từ “tuổi” vì theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ (một khoảng thời gian trong năm cố định năm đại diện thay cho năm, lấy bộ phận thay cho toàn thể)
Việc thay từ “xuân” cho từ “tuổi” cho thấy tinh thần lạc quan của tác giả, mùa xuân là hình ảnh đại diện cho sự tươi trẻ, sức sống mạnh mẽ
- Dựa trên cơ sở từ xuân là từ chỉ một mùa xuân trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay thế cho toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Việc thay từ xuân trong câu trên có tác dụng: thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra còn tránh được việc lặp lại từ tuổi tác.
Từ ''xuân'' có thể thay cho từ ''tuổi'' dựa trên cơ sở thời gian vì mùa xuân mỗi năm chỉ có 1 lần như mỗi năm ta thêm 1 tuổi mới. Việc thay từ như vậy giúp cho câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi hình gợi tả
dựa trên cơ sở khi chúng mang đến 1 ý nghĩa tick cực, hoặc mang 1 ý nghĩa cụ thể
Từ xuân có thể thay thế từ tuổi ở đây vì từ xuân đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận thay cho toàn thể (lấy một mùa trong năm thay cho năm, tương ứng với một tuổi).
Từ "xuân" có thể thay thế từ "tuổi" ở đây vì từ "xuân" đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thể). Việc thay từ "xuân" cho từ "tuổi" cho thấy tinh thần lạc quan của tác giả (vì mùa xuân là hình ảnh sự tươi trẻ, của sức sống mạnh mẽ)