En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con, như mẹ đã nói với con, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố muốn thấy. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày của con sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn là sau một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay, tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường học sau khi đã lao động suốt ngày; hãy nghĩ đến những cô gái đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ, đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà cũng vẫn học (…) Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại. Ôi, không bao giờ con lại là một người lính nhát gan, phải không En-ri-cô của bố.”
(Theo Ét-môn- đô-đơ A-mi-xi)
1. Xác định PTBD chính của đoạn văn trên. Đoạn trích trên khiến em liên tưởng tới văn bản nhật dụng nào đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7.
2. Cụm từ “tên lính nhỏ” trong đoạn trích trên chỉ ai?
3. Chỉ ra BPTT được sử dụng trong đoạn trích trên và phân tích tác dụng.
Em tham khảo nhé:
1. PTBĐ chính: tự sự và biểu cảm. Liên tưởng đến văn bản ''Cổng trường mở ra''
2. Cụm từ "tên lính nhỏ" trong đoạn trích được dùng để chỉ En-ri-cô
3. Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng. Người cha đã kể ra hàng loạt những ví dụ về câu chuyện đi học, chăm học và hiếu học của những người lính, của những bác nông dân, của những người thiếu nữ và cả trẻ mù, trẻ câm. Tất cả đều đi học dù cho bận rộn đến mấy. Từ đó, biện pháp tu từ liệt kê giúp cho lời nói của người bố trở nên thuyết phục và sâu sắc hơn rất nhiều.