K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2017

Chọn đáp án: C

18 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

15 tháng 1 2018

Chọn đáp án: C

22 tháng 2 2016

 

TẠI LẦU HOÀNG HẠC

TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

                                                                                    

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lí Bạch là một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan, hào phóng.

2. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lănglà một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay như­ng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Bài thơ của Lí Bạch gần như­ chỉ thuần tả cảnh. Thế nh­ưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tư­ởng đ­ược tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

- Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu t­ượng cho sự chia li) - thành D­ương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến - một thắng cảnh đô hội phồn hoa). ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu đư­ợc nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn.

- Mối quan hệ thời gian : Tháng ba - mùa hoa khói. Đó là vào lúc "xuân vừa chín", sông Tr­ường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng t­ượng trư­ng cho sự phồn hoa của D­ương Châu - nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nh­ưng vẫn không át đ­ược nỗi buồn lúc chia li.

- Mối quan hệ con ngư­ời : Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ "cố nhân". Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.

Có thể nói giải mã đ­ược các mối quan hệ này, chúng ta sẽ cảm nhận rõ và sâu sắc hơn cái tình sâu sắc và kín đáo của nhà thơ.

2. Sông Tr­ường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ng­ược. Vậy mà ngư­ời đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hư­ớng cho đôi mắt. Ngư­ời ra đi cô đơn, ng­ười đ­ưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến l­ưu.

3. Ngư­ời đi đã đi xa. Vậy mà ng­ười đư­a tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đ­ưa "đứng lặng" hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy con thuyền - bóng buồm - cột buồm - điểm chấm nhỏ ti rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ cứ như­ vậy, tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la.

4. Cái hay của thơ Đư­ờng là ở chỗ thể hiện đư­ợc những "ý ở ngoài lời". Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa nh­ư thế:

- Trư­ớc hết, các địa danh đ­ược nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, ng­ười ta có thể liên t­ưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ư­ơng Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh      tư­ợng đối lập : ng­ười đi đến chốn phồn hoa đi hội >< ng­ười ở lại buồn bã, cô đơn.

- Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như­ vậy để dõi theo "bóng buồm" của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.

- Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu "ý ở ngoài lời". Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không đ­ược nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ).

5. Các nhà thơ Đ­ường rất trọng tình bạn :

Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm

Thế gian tri kỉ thật khó tìm.

Quả đúng là như­ vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có ng­ười tốt và ngư­ời xấu. Điều quan trọng là ta biết "chọn bạn mà chơi". Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho ng­ười mà còn chiếu sáng cho ta.

 

8 tháng 2 2019

Bút pháp tác giả sử dụng trong bài là bút pháp lãng mạn là chủ yếu:

   + Thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh và sâu đậm về những cái dữ dội, thơ mộng, tuyệt mĩ

- So sánh với bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu:

   + Đồng chí sử dụng bút pháp tả thực làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, chân chất của những anh lính xuất phát từ vùng quê nghèo

   + Các chi tiết miêu tả chân dung người lính đều chân thật, giống thực tế, họ luôn cùng lí tưởng chiến đấu nên chia sẻ cùng nhau những gian khổ đời lính

   + Tây Tiến của quang Dũng miêu tả, tái hiện hình ảnh Tây Bắc dữ dội, hoang sơ nhưng lại hết sức mơ mộng

   + Tác giả chú trọng nét độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ hào hoa, kiêu hùng của người lính chiến

7 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

- Cuộc chia tay diễn ra trong thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói: Cuối mùa xuân

- Cụm từ " yên hoa tam nguyệt" gợi cảm nhận về cảnh thiên nhiên đó là : cảnh đẹp diễm lệ của mùa xuân tháng ba. Cảnh thiên nhiên đẹp khiến người ta lưu luyến không quên được.

17 tháng 8 2017

bút pháp hiện thực

15 tháng 12 2018

Dàn ý :

Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
  • Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”

Thân bài
1. Giống nhau

  • Cùng được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử, cả hai tác phẩm đều xây dựng lên hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp với những nét tính cách: hào hùng mà lãng mạn.
  • Cùng sử dụng bút pháp lãng mạn

2. Khác nhau
a. Bút pháp nghệ thuật

  • Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, tác giả đã dùng cảm hứng hiện thực kết hợp với bút pháp hiện thực nhằm tô đậm cái bình thường, cái thường thấy, cái có thật… Mang đến cho người đọc hình ảnh người lính nông dân mộc mạc, giản dị, gắn bó tự nhiên trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng.
  • Bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã dùng cảm hứng lãng mạn với bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp ở xứ lại phương xa…đã xây dựng nên hình ảnh người lính tiểu tư sản học sinh Hà Nội kiêu hùng hào hoa ở chiến trường Tây Tiến ác liệt.

b. Hình tượng người lính

  • Bài “Đồng chí” hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ lại được hiện ra với vẻ chân thật giản dị. những câu thơ hầu như để mộc, không trang điểm, không gọt rũa ngôn tư. Hình ảnh bình dị ấy, như được đưa thẳng từ đời thực vào thơ, không hề có dấu hiệu của sự ước lệ hay cổ điển. Bằng cách này, Chính Hữu đã khắc họa thành công chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị của tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người nông dân áo vải:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

  • Bài thơ “Tây Tiến”, tác giả muốn lôi cuốn người đọc theo những đợt sóng tào của tưởng tượng và cảm xúc. Hưng câu thơ trong bài đều giàu chất tạo hình, tạo nhạc thật khác thường. Qua ngòi bút lãng mạn người lình Tây Tiến hiện lên rất cam trường những cũng rất mực hào hoa.

“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

=> Bằng ngòi bút sắc sảo Quang Dũng đã làm sống lại khung cảnh chiến trường ác liệt và dữ dội không chỉ ở độ cao, độ sâu mà còn ở sự vắng lặng hoang sơ, không chỉ có kẻ thù nơi biên giới mà còn có cả “mường hịch cọp trêu người.”

  • Khác với những người lính nông dân, nhưng người lính tiểu tư sản trong thơ Quang Dũng lại mang vẻ đẹp thật dị thường:

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

  • Không mang nét bi tráng “một đi không trở lại” của người lính Tây Tiến, nhưng tấm lòng của anh đối với quê hương đất nước thật cảm động:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không để mặc gió lung lay”

  • Ở nơi kháng chiến, người lính nông dân có chung quê hương vất vả, đói nghèo, chung tình giai cấp, chung lý tưởng sống và mục đích sống. Để từ những cái chung ấy học đã gắn bó keo sơn bền vững nối cuộc đời người lính với nhau thành hai tiếng Đồng đội. Từng lời thơ mang màu sắc tươi tắn và tạo nên nhịp sống của những người chiến sĩ cách mạng.

Kết bài

  • Đánh giá chung bút pháp nghệ thuật đã tạo nên thành công cho hai tác phẩm
  • Nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh người lính nói chung