K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2017

Chọn đáp án: B

5 tháng 1 2017

Chọn đáp án: D

29 tháng 8 2021

giúp 

mình với

29 tháng 8 2021

THAM KHẢO

 Điểm giống nhau:

- Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.

- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.

Điểm khác nhau:

* Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

- Được đặt trong thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.

- "Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. 

=> Ý nghĩa:

- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.

- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.

* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

- Trăng trong quá khứ: 

“Hồi chiến tranh ở rừng 

Vầng trăng thành tri kỉ

...

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa. 

- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào: 

“Trăng cứ tròn vành vạnh

.....

Đủ cho ta giật mình”

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

29 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu:

“Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.

Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.

Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn.

Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.

Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.

“Đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.

Hình ảnh “ánh trăng” của Nguyễn Duy:

Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ.

Hình ảnh “ánh trăng” bắt đầu gắn với cuộc sống bình thường của con người và vầng trăng thời chiến tranh, vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên.

Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sông tiện nghi: ở buyn-đinh, quen ánh điện, cửa gương... và vầng trăng tri kỉ tình nghĩa đã bị người tri kỉ xưa lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay.

Bất ngờ gặp một tình huống của nhịp sống thành thị : thình lình đèn điện tắt. Vầng trăng xưa xuất hiện, vần tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với con người.

Cả một quá khứ đẹp và tình nghĩa ùa về rưng rưng trong lòng người lính, còn trăng thì im lặng.

Người lính giật mình, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp.

Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy tự nhắn nhủ mình và muốn gửi gắm.

a) Bài thơ (bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào ? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ?b) Em hãy đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :- Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào ?- Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào ?c) Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :- Vì sao nhìn trăng...
Đọc tiếp

a) Bài thơ (bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào ? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ?

b) Em hãy đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :

- Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào ?

- Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào ?

c) Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :

- Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương ?

- So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu thơ cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

d) Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

GIÚP MK VS..MK ĐAG CẦN GẤP LẮM

MK CẢM ƠN TRƯỚC

3
27 tháng 10 2016

d.

Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

Bn có bt tl câu a, b, c ko..giúp mk vs

3 tháng 10 2018

Cảnh Khuya-Hồ Chí Minh : Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Rằm tháng Giêng- Hồ Chí Minh:“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Mình chỉ biết hai bài đó thôi :)

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơb) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong...
Đọc tiếp

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ

b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau

1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên

2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:

A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo

B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền

C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê

D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh

c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào

d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác

e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ

0
6 tháng 2 2021

Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỷTrần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩaTừ hồi về thành phốquen ánh điện cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đườngThình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng trònNgửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình

 

 

6 tháng 2 2021

Câu này hay sao ý :Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

17 tháng 10 2016

a)  - Ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

- Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của một người sống xa quê.

b) - Cảm giác về trăng vẫn còn mơ hồ.

- Ngẩng đầu >< cúi đầu -> Kiểm tra sự nghi ngờ của mình.

- Vọng minh nguyệt >< tư cố hương.

-> Càng nhìn trăng càng nhớ về quê hương.

- NT: phép đối, tả cảnh ngụ tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ quê sâu nặng của tác giả.