K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2023

Danh từ trong đoạn thơ trên: hương ổi, gió se, sương, ngõ, thu, sông, chim, đám mây mùa hạ, thu.

17 tháng 1 2017

Biện pháp nhân hóa:

    + Sương chùng chình: nghệ thuật nhân hóa, kết hợp với từ láy gợi hình, diễn tả hình ảnh dòng sông êm đềm lững lờ trôi như lắng lại phù sa, khác với hình ảnh dòng sông mùa hạ giông bão.

    + Chim vội vã - nghệ thuật nhân hóa gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn bởi chúng cũng đã cảm nhận được hơi se lạnh của mùa thu.

    + “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”: nghệ thuật nhân hóa độc đáo và thi vị nhất trong bài sang thu, đám mây như dải lụa mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời, chiếc cầu nối mỏng manh giữa hai mùa.

       - Nghệ thuật đối: Sương chùng chình >< Chim vội vã - Vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.

→ Nghệ thuật nhân hóa, đối khiến cho hình ảnh tự nhiên trở nên gần gũi, thân thuộc với con người, có sức truyền cảm tới người đọc cũng như gợi lên nhưng liên tưởng thú vị.

19 tháng 6

+ Sông dềnh dàng – nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư. + Chim vội vã – Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét.

19 tháng 8 2016

Mùa thu bước vào thơ ca thật tự nhiên, gần gũi – trở thành một thi đề quen thuộc. Các bài thơ viết về đề tài này đều để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai. Nói đến mùa thu, ta không thể không nhắc tới chùm thơ ba bài “Thu điếu”, “Thu vịnh”,”Thu ẩm” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến; không thể không xao xuyến với “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, “Đây mùa xuân tới” của Xuân Diệu,… Là nhà thơ viết hay, viết nhiều về mùa thu với những cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng, Hữu Thỉnh cũng góp vào thơ thu đất nước một “Sang thu” tinh tế mà sâu sắc. Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc về bài thơ là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp rất thực, rất riêng được vẽ bằng tâm hồn nhạy cảm một tình yêu thiên, yêu cuộc sống:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Nằm trong mạch cảm xúc của toàn bài, với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, đoạn thơ đã gợi trước mắt chúng ta bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu mơ màng, huyền ảo. Bức tranh đẹp, dung dị, mà duyên dáng. Và cũng hiểu thêm một hồn thơ, một tầm hồn chứa chan niềm tin yêu cuộc sống.

Dòng sông “được lúc dềnh dàng”, êm ả sau mùa bão lũ. Đối lập là hình ảnh “chim bắt đầu vội vã”. Bức tranh không gian cao rộng, trong sáng.
Hình ảnh đám mây: được gọi “mây mùa hạ” chuyển động mềm mại, lưu luyến “vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh mang nét đặc trưng lúc giao mùa, hạ chưa qua hết mà thu cũng chưa đến hẳn.

21 tháng 9 2016

bn biết giá trị biểu đạt của 4 câu thơ này k ạ????????hihi

5 tháng 8 2018

Bn ơi ko phải "Bỗng" Mà là "sông" hay sao ý mà!!!

5 tháng 8 2018

- Cụm từ trong đoạn thơ là:

    +dềnh dàng 

    +vội vã

    +đám mây

    +mùa hạ

Chúc bạn học tốt!!!

Cho đoạn thơ sau: “ Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm đã bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” (Sang thu, NV9, tập 2) Giải thích tại sao tác giả đặt tên bài thơ là “ Sang thu” mà không phải là “ Thu sang”? Tìm một biện pháp nhân hóa trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy? Từ nội dung của đoạn...
Đọc tiếp

Cho đoạn thơ sau: “ Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm đã bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” (Sang thu, NV9, tập 2) Giải thích tại sao tác giả đặt tên bài thơ là “ Sang thu” mà không phải là “ Thu sang”? Tìm một biện pháp nhân hóa trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy? Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy trình bày cảm nghĩ (không quá một trang giấy thi) về vẻ đẹp mùa thu Hà Nội và những điều mình cần làm để giữ gìn vẻ đẹp của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Phần II (7đ) Cho đoạn trích sau: “ Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc xum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú, nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.” (NV9, tập 1) Cho biết đoạn trích nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm ấy thuộc thể loại nào? Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên? Hãy tìm 3 từ Hán Việt trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ Hán Việt đó. Trong bài thơ Lại bài viếng Vũ Thị, Lê Thánh Tông có nhắc đến nguyên nhân gây ra cái chết oan ức của Vũ Nương: Qua đây bàn bạc mà chơi vậy Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng Dựa vào lời bàn trên và những hiểu biết về tác phẩm, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương trong một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận T-P-H. Trong đó có sử dụng một câu ghép đẳng lập và một lời dẫn gián tiếp (gạch chân một câu ghép đẳng lập và lời dẫn gián tiếp)

0
5 tháng 8 2018

Các cụm từ trong đoạn thơ sau là

dềnh dàng ,vội vã ,đám mây ,nửa mình .

nhé