K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2023

bạn đưa rõ cái câu thơ lên để mn làm luôn nhé.

22 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nhé:

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của phong trào thơ ca Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tác phẩm của ông như một vũ khí nhằm chống lại quân xâm lược, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân.

 

Bài thơ "Việt Bắc" được tác giả viết trong những ngày tác giả đóng quân ở vùng Việt Bắc. Bài thơ thể hiện tình quân dân gắn bó, thiết tha sâu sắc, khi chia tay kẻ ở người đi biết bao lưu luyến, lúc chia tay được tác giả viết lên thành những vần thơ nhiều cảm xúc, nghẹn ngào tâm tư tình cảm.

Xuyên suốt trong bài thơ là những dòng tâm sự, thể hiện tình cảm giữa mình và ta, giữa quân và dân chứa chan, sâu sắc. Tác giả Tố Hữu là người đã tham gia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nên những vần thơ của ông vô cùng giản dị, mộc mạc gần gũi, khi đọc bài thơ lên ta có thể cảm nhận được sự thiêng liêng, nặng trĩu tâm tư trong tình cảm của người chiến sĩ

Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ lục bát truyền thống gần gũi, với người nghe. Trong bài thơ nghệ thuật so sánh, ẩn dụ được tác giả Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt tài tình thể hiện sự tinh tế trong phong cách ngôn ngữ của tác giả. Đặc biệt bài thơ còn xúc động lòng người khi tác giả phác họa lên một bức tranh tứ bình về thiên nhiên con người Việt Bắc vô cùng tươi đẹp.

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người

"Ta" và "mình" thể hiện tình quân dân, nhưng với ngôn ngữ mộc mạc, thể hiện sự gắn bó như người thân trong một gia đình, như những người bạn tri kỷ lâu năm. Nay phải cách xa biết bao tâm sự, bao nhiêu lưu luyến không nỡ rời đi

Tác giả Tố Hữu đã vô cùng khôn khéo khi dẫn dắt người đọc tới những cảnh đẹp vô cùng nên thơ lãng mạn của núi rừng Việt Bắc, vẽ lên một mùa đông ấm áp, nhưng ngập tràn tình yêu thương, niềm tin của những con người phúc hậu nơi đây.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Thiên nhiên Việt Bắc mở ra khiến cho người đọc ngẩn ngơ, bởi vẻ đẹp rất trữ tình của núi rừng Tây Bắc. Những bông hoa chuối đỏ tươi nở lên giữa mùa đông lạnh giá làm cho khung cảnh thiên nhiên tuy lạnh giá nhưng vô cùng sinh động, ấm áp lòng người bởi sắc đỏ của hoa chuối rừng chính nét quyến rũ rất riêng của núi rừng Việt Bắc. Hình ảnh người con gái đi hái măng, lấy nấm với con dao sắc nhọn là vũ khí phòng thân, công cụ làm việc thể hiện sự sinh động của con người trong công việc thường nhật của mình

Đồng thời ánh nắng mùa đông là cho không khí trở nên ấm áp hơn bao giờ hết, không phải là màu u ám, ảm đạm mà chúng ta thường thấy trong những bài thơ khác miêu tả về mùa đông. Mùa đông trong thơ của Tố Hữu vẫn đẹp, vẫn sinh động hấp dẫn lòng người hơn bao giờ hết.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Trong hai câu thơ này tác giả đã linh hoạt chuyển đổi thời gian từ mùa đông sang mùa xuân. Từ hình ảnh hoa chuối rừng đỏ tươi sang sắc hoa mơ trắng trong tinh khiết, thể hiện không khí mùa xuân đang ngập tràn trên mảnh đất Tây Bắc.

Hoa mơ chính là dấu hiệu báo trước khi mùa xuân tới, bởi loại hoa này thường chỉ ra vào mùa xuân, giống như hoa đào và hoa mai. Hình ảnh một rừng hoa mơ trắng thơm ngát quyến rũ, làm say đắm lòng người được gợi mở trong câu thơ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đây. Hình ảnh người con gái chuốt từng sợi giang để làm dây gói bánh chưng, bánh tét, làm nón lá khiến cho không khí mùa xuân càng gần gũi ấm áp hơn bất kỳ lúc nào

Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng luôn gắn liền với những con người nơi đây. Khi tác giả Tố Hữu nhớ về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc tác giả luôn nhớ về những con người, những hoạt động của con người nơi đây thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với mảnh đất gắn bó suốt 15 năm.

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình

Sang mùa hè tiếng ve kêu là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Mùa hè là mùa sôi động, nó khác hẳn với sự ấm áp của mùa đông, sự tinh khôi của màu xuân, khi mùa hè tới rừng núi Việt Bắc râm ran tiếng ve kêu, màu vàng của hổ phách kết hợp với tiếng ve khiến cho thiên nhiên nơi đây. Tiếng ve đã phá vỡ sự tĩnh lặng, thể hiện sự chuyển biến thời gian mạnh mẽ.

Bức tranh thiên nhiên về mùa hè của núi rừng Việt Bắc sáng rực màu vàng của hổ phách, huyên náo tiếng ve kêu. Ở mỗi bức tranh tác giả luôn kết hợp thiên nhiên với bóng dáng con người, thể hiện sự kết hợp khôn khéo giữa con người và thiên nhiên nơi đây.

Giữa không gian bao la của núi rừng Việt Bắc tác giả đã khôn khéo kết hợp thiên nhiên có hình ảnh người con gái hái măng rừng, một hành động quen thuộc, gần gũi nhưng được Tố Hữu vẽ lên thật dịu dàng, nên thơ.

Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Hình ảnh mùa thu trên núi rừng Việt Bắc thật dịu dàng, nên thơ trữ tình hình ảnh ánh trăng hòa bình, sáng trong nên thơ thể hiện sự tròn đầy, chung thủy trước sau như một của người dân nơi đây với cách mạng, với những chiến sĩ anh dũng đã hy sinh thân mình để bảo vệ dân tộc, bảo vệ mảnh đất thân yêu này.

Qua đoạn thơ này ta thấy tác giả Tố Hữu là người vô cùng sâu sắc, tinh tế trong ngôn ngữ cũng như trong quan sát. Ông đã khéo léo gợi lên bức tranh tứ bình thiên nhiên, con người Việt Bắc vô cùng tươi đẹp khiến người đọc ám ảnh khó quên.

Vẻ đẹp của bức tranh thứ nhất: 

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?"

- Hai câu thơ dựng lên cảnh sắc trong đêm giữa ánh trăng vàng bên bờ suối. Cả không gian trong chốn rừng sâu tràn ngập một sắc vàng từ vầng trăng trên cao rọi tỏ. Tiếng suối chảy lại khiến cho khu rừng thêm phần sinh động hơn, tươi mát hơn, có sinh khí hơn. Còn chúa sơn lâm đứng lặng bên suối "say mồi" ngắm nhìn khung cảnh lung linh, đẹp đẽ vô ngần. Dường như chúa sơn lâm hoà cùng với thiên nhiên thơ mộng.

Vẻ đẹp của bức tranh thứ hai:

"Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?"

- Hình ảnh con hổ là trung tâm trên khung cảnh ngày mưa.

Những cơn mưa trong rừng sâu như bất tận, "xoay chuyển" cả "bốn phương ngàn". Thiên nhiên trở nên hung dữ, mịt mù nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề nao núng. Hổ giữ tư thế của một bậc đế vương, đứng trên vạn vật. Thiên nhiên có dữ dội bao nhiêu, vạn vật của xoay chuyển thế nào cũng chỉ để "đổi mới" "giang sơn" của nó, điều đó chứng tỏ nó đang đứng trên tư thế làm chủ vạn vật một cách oai hùng nhất.

Vẻ đẹp của bức tranh thứ ba:

"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?"

Sau những ngày mưa, khu rừng trở nên trong mát, tươi tắn trong ánh nắng của ban mai. Cả khu rừng sau cơn mưa tắm mát, nó trở mình trở nên tươi mát hơn, tươi tắn hơn, đầy sức sống hơn. Những chú chim ca hót rộn rã. Hổ lại trở về trong giấc ngủ của mình. Những âm thanh vui nhộn và không khí trong lành đã ru nó vào giấc ngủ hiền hoà. Có thể thấy, hổ được sống trong tự do, được chế ngự và chi phối những kẻ khác.

Vẻ đẹp của bức tranh thứ tư:

"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt"

Khung cảnh buổi chiều tà khi mà hoàng hôn buông xuống. Gam màu chủ đạo là đỏ, làm khung cảnh thêm phần rực rỡ, chói lọi. Vạn vật dần đi vào giấc ngủ và chúa sơn lâm cũng dần đợi khoảnh khắc ngày tàn ấy "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt".  Đợi mặt trời đi khỏi nhân gian để "chiếm lấy riêng phần bí mật". Phải chăng điều bí mật ở đây là quyền lực của vũ trụ, của thế giới muôn loài mà hổ ta muốn chiếm đoạt.

14 tháng 2 2018

Hỏi đáp Ngữ văn- Đây cậu nài

23 tháng 12 2016

Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:
* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người . Cụ thể:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới.
+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.