K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2019

Bạn có thể viết kết thúc mới , Giônxy vẫn là người ra đi 
" Tuy chiếc lá vẫn còn ở đó,vẫn còn hiện diện trên cái cuống thường xuân khẳnh khiu đầy lặng lẽ,nhưng những cơn gió bấc tàn nhẫn mang cái hơi lạnh ghê gớm của mùa đông gần như bất diệt dường như muốn giết chết 'người anh hùng nhỏ bé ấy'và người phụ nữ đang nằm bất động trên giường.-Chẳng lẽ phải chết sao?-Gônxy tự hỏi mình.Cô ngước nhìn lên chiếc lá -tuy đơn giản nhưng xinh đẹp vô cùng.Cố gắng thở ra những hơi thở cuối cùng,giọt nước mắt lăn dài trên đôi má gầy gò trơ xương của cô-Không,không thể chết được,vì dù sao mình vẫn còn cơ hội,như mày đấy,lá ạ.Dù sao thì,cám ơn bác nhiều lắm,bác Bơmen-
Ngày hôm sau,trên chiếc giường bệnh mang hơi ấm của cô gái bé nhỏ Giônxy,người phụ nữ vận đồ đen mang tên Xiu và một ông cụ đã gần đất xa trời với đôi mắy đỏ hoe và đôi môi đang mấp máy,cô gái của chúng ta,Giônxy-đang bất động nằm đó,nhưng,cô vẫn mang một nụ cười trên môi.
'Cám ơn tất cả và chiếc lá cuối cùng'-bức họa về chiếc lá cuối cùng của Giônxy''

Đây chỉ là ý kiến riêng của mk thôi nhé. k nha,thanks

Tham khảo: Đóng vai Mị Châu kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ - Văn 10

Lười cop mà gửi link à:))

23 tháng 1 2022

TK:

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

I.  MỞ BÀI

-     Lụi hụi làm đồ ăn trong bếp, tôi nghe thấy lão Hạc đến chơi.

-    Trong cuộc trò chuyện giữa chồng tôi (ông giáo) với lão, tôi nghe lão kể lại việc lão bán con chó mà đau nhói lòng.

II.   THÂN BÀI

-     Vừa gặp ngay đầu cửa, lão nói với chồng tôi là: “Bán rồi”.

-     Chồng tôi thắc mắc: “Bán thật rồi à, nó cho bắt à ?”.

-    Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng.

-     Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt ngân ngấn nước, đỏ hoe.

-     Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi. 

-     “Khốn nạn...ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu”. Lão kể lại.

-    “Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá!”.

Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy.

-     Tôi thấy thương lão Hạc biết bao!

-    Nhìn lão Hạc, trong lòng tôi chộn rộn biết bao điều. “Không biết cậu Vàng  đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão " những khi lão nhớ đến con trai, ai sẽ bên cạnh lão khi lão ốm yếu?” Càng nghĩ tôi càng thấy thương lão.

-     Giật mình khi thấy đồng hồ điểm mười hai giờ trưa, tôi phải tiếp tục nấu ăn, còn lão Hạc và chồng tôi vẫn nói chuyện ở gian trên.

-     Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Một con người sống có tình có nghĩa như lão thật đáng trân trọng biết bao.

III.  KẾT BÀI

-     Đọc truyện ngắn của Nam Cao, đoạn lão Hạc sang báo tin bán chó với chồng đã để lại cho tôi cảm xúc khó tả, giúp tôi thấm thía, cảm nhận được những nỗi đau của lão Hạc cũng như những người nông dân thời xưa phải trải qua, họ phải sống trong tầng lớp nghèo khổ, bị khinh miệt rất đáng thương.

-     Và đây cũng là đoạn trích mà tôi thích nhất.

1 tháng 12 2017

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

3 tháng 10 2023

Câu 1: Vũ Nương vương vấn chồng con của mình sau khi đã chết có thể thể hiện phẩm chất tốt đẹp như tình yêu thương và tình cảm gia đình vượt qua cái chết. Hành động này cho thấy tình yêu và lòng trung thành của Vũ Nương với gia đình đã vượt qua ranh giới của cái chết. Điều này đánh dấu sự hy sinh và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu không thể bị chia cắt bởi cái chết. Câu 2: Nếu được thay đổi kết cục của chuyện, một sự thay đổi có thể là chồng con của Vũ Nương cũng không sống sót sau khi Vũ Nương chết. Điều này sẽ tạo ra một kết cục bi thảm hơn và góp phần nhấn mạnh vào tình yêu và lòng trung thành của Vũ Nương với gia đình. Câu chuyện sẽ trở nên cảm động hơn với việc Vũ Nương vương vấn chồng con của mình bất chấp cái chết, thể hiện sự hy sinh không điều kiện và tình yêu vĩnh cửu.

3 tháng 10 2023

Câu 1: Việc Vũ Nương vẫn vương vấn chồng con sau khi đã qua đời thể hiện phẩm chất tốt đẹp của cô. Điều này cho thấy sự tận tụy và lòng trung thành của Vũ Nương đối với gia đình. Dù đã mất đi cơ thể, nhưng tình yêu và quan tâm của cô không bao giờ biến mất. Sự gắn kết và hy sinh cho người thân là những phẩm chất cao quý mà Vũ Nương mang trong lòng.

Câu 2: Nếu được thay đổi kết cục của câu chuyện, có nhiều khả năng em sẽ muốn Vũ Nương sống sót để tiếp tục xây dựng hạnh phúc gia đình. Điều này sẽ mang lại một kết thúc hạnh phúc và lạc quan hơn cho câu chuyện, cho phép nhân vật tiếp tục trải qua các trải nghiệm mới và xây dựng mối quan hệ gia đình bền vững.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Đồ dùng cá nhân em thường để gọn gàng trong phòng của mình, không vứt bừa bãi ở phòng khách, phòng bếp,...

- Sách vở em để trên giá, quần áo treo ngay ngắn vào tủ, đồ chơi sẽ xếp vào các hộp gọn gàng.

- Thường ngày em sẽ quét phòng để luôn sạch sẽ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Cùng nhau trao đổi với nhóm về cách sắp xếp nơi ở của mình

- Một số học sinh trình bày ý tưởng sắp xếp nơi ở gọn gàng, sạch đẹp

19 tháng 3 2023

đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế

Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.

Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.

Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.

Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.

19 tháng 3 2023
Đóng vai nhân vật - Lí Thông

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.

Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.

Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.