K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2020

Nguyễn Thanh Uyên ừ không sao bạn >33 chúc bạn thuyết trình tốt : )

13 tháng 9 2020

Cảm ơn bạn <3

23 tháng 2 2021

1)

* Thời Đinh, Tiền Lê:

- Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

- Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

* Thời Lý, Trần, Hồ:

- Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.

- Nhà Lý:

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.

+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.

+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

- Nhà Trần:

+ Giáo dục ngày càng mở rộng.

+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

- Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

- Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

- Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

- Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

=> Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

 

23 tháng 2 2021

* Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần vì:

- Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

- Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước.

* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

- Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

 

2 tháng 12 2019

Mỹ thuật thời nhà Trần thực tế là sự nối tiếp và phát triển mỹ thuật thời nhà Lý nhưng cách tạo hình lại khoáng đạt và khỏe khoắn hơn. Yếu tố mà đã tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hoá rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm chống quân Mông Nguyên (Trung Quốc)

1. Kiến trúc

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của thời nhà Trần: Kinh thành Thăng Long, khu cung điện Thiên Trường (Tức Mặc, Nam Định), khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh), lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), các chùa ở núi Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bối Khê (Hà Tây, Hà Nội), tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), I love Wikipedia

2. Điêu khắc và trang trí

Tượng Phật được tạc nhiều để thờ cúng, do đó, ở các chùa đều có tượng. Ngoài ra, còn có tượng quan hầu và tượng con thú ở các khu lăng mộ.Chạm khắc chủ yếu để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như những tác phẩm hoàn chỉnh.Hình Rồng thời nhà Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời nhà Lý

3. Đồ gốm

Gốm thời nhà Trần có xương dày, thô và nặng hơn so với gốm thời nhà Lý. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh. Gốm hoa nâu, hoa lam với nét vẽ khoáng đạt không gò bó, đã nói lên tính phóng khoáng của nghệ nhân làm gốm thời nhà Trần.Đề tài trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu với thể thức không thay đổi nhiều so với thời nhà Lý.

Mĩ thuật thời Trần phát triển những loại hình nghệ thuật:

- Kiến trúc

- Điêu khắc và trang trí

- Đồ gốm

Mk ko bt có đúng ko nx!!! Nếu đúng thì k cho mk nha!!!

1) Kể tên các anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và quân Mông-Nguyên? Cho biết công lao của một anh hùng mà em yêu thích?2) Lý thường kiệt đã thực hiện chủ trương gì để đối phó với sự xâm lược của nhà tống ? Chủ trương đó đã được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?3) nhà trần đã củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?...
Đọc tiếp

1) Kể tên các anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và quân Mông-Nguyên? Cho biết công lao của một anh hùng mà em yêu thích?

2) Lý thường kiệt đã thực hiện chủ trương gì để đối phó với sự xâm lược của nhà tống ? Chủ trương đó đã được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?

3) nhà trần đã củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Chứng minh ba lấn kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thắng lợi là nhờ các chiến thuật, chiến lược đúng đắn, sáng tạo và sự chuẩn bị chu đáo của nhà trần?

4) em hãy nêu vị trí của đạo phật thời lý? Vì sao phật giáo thời lý được đặc biệt phát triển ?

5) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời trần ? Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời trần có gì giống và khác so với thời lý?

6) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông-Nguyên?

7) Nhà trần đã làm gì để khôi phục và phát triển kinh tế? tác dụng?

0
12 tháng 12 2018

vào link này nhé em https://h.vn/hoi-dap/question/144781.html

1 tháng 3 2016

Sự khác nhau trong nghệ thuật chỉ đạo chống giặc của nhà nước phong kiến trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.

·* Thời Lý

-Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: Khi quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhon của giặc”

- Năm 1075, Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc, mở cuộc tập kích trên đất Tống đánh tan các đạo quân của nhà Tống, đốt kho lương rồi rút quân về nước.

- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt phủ thành, cho đọc bài thơ thần: Nam quốc sơn hà để khích lệ tinh thần chiến đấu của quan dân ta và làm nhục chí của giặc, nêu cao tính chất chính nghĩa và chắc thắng của ta. Giúp quân ta giành thắng lợi trong trận quyết định ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Cách kết thúc chiến tranh: chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa, đặt quan hệ ngoại giao.

* Thời Trần

-Vừa đánh vừa rút tránh thế mạnh của giặc rồi phản công, bao vây, cô lập, tiêu diệt quân giặc.

- Với chiến thuật vườn không nhà trống quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Mông – Nguyên trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp năm 1258, 1285 và đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 1288.

- Đoàn kết quân dân, phát huy lòng yêu nước của quân dân qua các hội nghị Bình Thanh và Diên Hồng.

- Cho quân dân thích vào tay hai chữ “Sát Thát”, cho truyền đi lời hịch của Trần Quốc Tuấn để tạo nên lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệ quân dân quyết tâm đánh giặc, giữ vững độc lập của Tổ Quốc.

- Cách kết thúc chiến tranh: dùng thắng lợi lớn về quân sự để làm nhục ý chí xâm lược của kẻ thù (trận Bạch Đằng năm 1288).

6 tháng 11 2021

Môn j vậy bn!

6 tháng 11 2021

Mình chịu

23 tháng 12 2016

- giáo dục:

+ mở rộng quốc tử giám

+trường học mở ra nhiều, các kỳ thi đc tổ chức nhiều hơn

23 tháng 12 2016

Cùng với sự phát triển của giáo dục và ý thức dân tộc, nhiều ngành khoa học — kĩ thuật cũng đạt được những thành tựu có giá trị. Thời Trần, bộ Đại Việt sử kí (của Lê Văn Hưu) — bộ sử chính thống của nhà nước - được biên soạn, ở các thế kỉ sau, nhiều bộ sử khác như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư... được soạn thảo, về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ ; về quân sự có Binh thư yếu lược ; về các thiết chế chính trị có bộ Thiên Nam dư hạ ; về toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho các quan xưởng, dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng, chế tạo súng thần cơ và đóng các thuyền chiến có lầu. Thành nhà Hồ (ở Thanh Hoá) cũng là một thành tựu kĩ thuật quan trọng.