Câu 1: Giải thích đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng, thằn lằn, thỏ thích nghi với đời sống và tập tính?
Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư, bò sát, lớp chim và lớp thú?
Câu 3: Sự sinh sản ở thỏ có ưu thế gì so với sự sinh sản của thằn lằn?
Câu 4: Sự sinh sản hữu tính tiến hóa như thế nào?
Câu 5: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên những biện pháp đấu tranh sinh học? Cho VD?
Câu 6: Vì sao động vật ở môi trường đới lạnh, hoang mạc đới nóng lại ít hơn nhiều so với động vật ở môi trường nhiệt đới?
Câu 7: Nêu ý nghĩa cây phát sinh giới động vật?
Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm số lượng động vật? Biện pháp bảo vệ sự đa dạng động vật? Là HS em cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng động vật?
Giúp mình nhé các bạn!!!!
Câu 3:
- Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên
Câu 4: Sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính là
- Từ thụ tinh ngài -> thụ tinh trong
- Từ đẻ nhiều trứng -> đẻ con
- Từ phôi phát trển qua biến thái -> trực tiếp (không có nhau thai) -> trực tiếp (có nhau thai)
- Từ ko có tập tính bảo vệ trứng -> làm tổ ấp trứng -> đào hang, lót ổ
- Từ ấu trùng tự đi kiếm mồi -> nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi -> nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu 5:
Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?
Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng những đặc điểm đối kháng nhau giữa các loài sinh vật nhằm tạo ra lợi ích cho con người (sử dụng thiên địch) hoặc gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của chúng.
Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
Câu 6:
- Động vật ở môi trường đới lạnh, hoang mạc đới nóng lại ít vì: ở hai môi trường này khí hậu rất khác nghiệt. Môi trường đới lạnh thì quá lạnh, môi trường đới nóng thì quá nóng nên chỉ có một số có cấu tạo đặc biệt thì mới có thể sống được
- Còn ở môi trường nhiệt đới thì có khí hậu thuận lợi, điều kiện thức ăn dồi giàu nên có nhiều loài động vật phát triển.
Câu 7:
Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.