K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2021

Hát bè là dạng hợp ca hay đồng ca, có từ 2 người trở lên, mỗi người hát mỗi tông khác nhau, trầm hoặc bổng hoặc trung bình, nhưng các nốt nhạc phải cùng nằm trong 1 hợp âm,và cùng giá trị thời gian.

Người hát bè là người hát phụ họa cho ca sĩ chính, thể hiện những bè hát  quá cao, quá thấp hay chỉ là lời hát ngang để làm đẹp thêm cho giai điệu chính. Một ca khúc có bè thường chứa những đoạn để phải từ hai giọng ca trở lên – với cao độ khác nhau – cùng hoà quyện làm nên những sắc thái đẹp đẽ lạ lùng về hòa âm, về giai điệu, có khi cả về tiết tấu.

25 tháng 10 2021

Trong nghệ thuật biểu diễn ca hát, khi hát từ 2 người trở lên, người ta có thể hát bè. Thông thường, hát bè bao giờ cũng có bè chính và bè phụ họa. Các giọng hát của các bè cùng vang lên, có lúc tiết tấu giống nhau, có lúc khác nhau. Mỗi bè tuy có sự độc lập nhất định nhưng phải kết hợp hòa quyện chặt chẽ với nhau, bè phụ hỗ trợ cho bè chính để tạo nên những âm thanh đầy đặn, nhiều màu vẻ.Trong nghệ thuật hát bè, có kiểu hát bè "hòa âm" và hát bè "phức điệu". Người ta có thể hát từ 2 bè đến 4,5 bè,... Dù hát kiểu nào thì sự hòa hợp âm thanh vẫn là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá cách trình diễn đầy tính nghệ thuật này.

28 tháng 4 2017

- Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.

- Phong trào cách mạng nhanh chóng đạt được thắng lợi và lan rộng.

- Cuối năm 1911, nhiều tỉnh miền Nam và miền Trung đã hưởng ứng cách mạng, quân Cách mạng tiến tới Nam Kinh rồi Bắc Kinh.

- Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.

- Tháng 2 -1912, Viên Thế Khải lợi dụng phong trào cách mạng, gây sức ép buộc vua Thanh là Phổ Nghi phải thoái vị. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ, Tôn Trung Sơn cũng từ chức, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Cách mạng coi như kết thúc.

19 tháng 10 2016

Nông nghiệp vẫn là nền tảng cơ bản của nền kinh tế đương thời. Phần lớn ruộng đất ở làng xã phụ thuộc vào triều đình, do triều đình sở hữu[1].

Các loại ruộng đất thời Tiền Lê gồm có:

  • Ruộng tịch (ruộng vua): như Bố Hải Khẩu (Thái Bình), Đỗ Động (Bắc Giang), Đọi Sơn (Hà Nam). Vào đầu xuân vua thực hiện lễ cấy tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, gọi là lễ tịch điền; lần đầu tiên vào năm 987 Lê Đại Hành đã thực hiện việc này[2][3]. Sử sách ghi nhận đó là lễ tịch điền đầu tiên mà một vị vua Việt Nam thân hành đi cày[4]. Triều đình sử dụng người tù tội hoặc nông dân làm nghĩa vụ lao dịch cày cấy, toàn bộ sản lượng thu hoạch về kho của triều đình[5].
  • Ruộng phân phong: Về chính sách phân phong ruộng đất, nhà Tiền Lê cơ bản kế thừa nhà Đinh. Chế độ phân phong cho các công thần, quan lại chỉ là tạm thời, để hưởng thuế, không trở thành ruộng đất tư hữu và phải trả lại triều đình sau khi được người phong qua đời[6]. Ngoài một số công thần, vua Lê Đại Hành còn ban đất cho các hoàng tử làm thực ấp (tất cả 11 người).
  • Ruộng chùa: Nhà chùa cũng sở hữu một số đất đai[1].
  • Ruộng tư: Ruộng đất tư nhân do một số trang trại hình thành từ thời Bắc thuộc được triều đình trung ương cho phép tồn tại, thuộc quyền sở hữu tư nhân và được phép mua bán.

Ngoài ra, nhà Tiền Lê còn khuyến khích dân các nơi khai khẩn đất hoang để lập làng, mở rộng diện tích đất công[1]. Những ruộng đất ở làng xã và ruộng mới hình thành do khai hoang, nhân dân theo tập tục chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế cho triều đình[5].

Sử sách ghi nhận những thành quả phát triển nông nghiệp thời Tiền Lê, mùa mang tốt vào các năm 987, 989

19 tháng 10 2016

nông nghiệp:

-nông dân được chia ruộng để cày cấy.

-tổ chức lễ cày tịch điền.

-chú ý nạo vét kênh nương.

\(\rightarrow\) nông nghiệp phát triển.

1 tháng 4 2021

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:

Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.

Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.

Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi

Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng

Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền

Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.

 

1 tháng 4 2021

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Làng nghề nổi tiếng :

Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....

 

28 tháng 1 2018

Sau chiến tranh chống Mông – Nguyên, xã hội ngày càng có sự phân hóa:

    - Vương hầu, quý tộc tích thêm nhiều ruộng đất, là tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi.

    - Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất tư cho nong dân cày cấy để thu tô.

    - Nông dân cày cấy ruộng công ở các làng xã là tầng lớp đông đảo nhất, nông dân lĩnh canh đông hơn trước.

    - Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng ngày càng đông.

    - Nông nô, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc vào quý tộc .

19 tháng 5 2016

– Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc.

+Tầng lớp thống trị : Vua,vương  hầu,quý tộc.quan lại,địa chủ

+ Tầng lớp bị trị : Thợ thủ công,thương nhân,Nông dân tá điền,Nông nô,Nô tì.

==> Địa chủ ngày càng đông, nông dân tá điền, nông nô và nô tì ngày càng nhiều

==> Các tầng lớp xã họi như nhau. Mức độ tài sản và cách thức bóc lột khác nhau, phân hoá sâu sắc hơn

8 tháng 12 2016

Tình hình xã hội thời Trần:

- Vương hầu,quý tộc: có nhiều ruộng đất,nhiều đặc quyền,đặc lợi

- Địa chủ: giàu có,nhiều ruộng đất

- Nông dân: đông đảo

- Thợ thủ công và thương nhân: ngày một đông

- Nông nô, nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội

20 tháng 5 2016

a. Nông nghiệp:

– Giải quyết ruộng đất.

+Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.

+Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ làm ăn .

+Đặt ra một số chức quan chuyên trách.

– Thực hiện phép quân điền.

– Khuyến khích bảo vệ sản xuất.

+ Cấm giết trâu bò.

+ Bảo vệ đê điều

b. Thủ Công nghiệp.

-Các ngành, nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển.

– Xuất hiện làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng và các phường thủ công ở Thăng Long.

-Các công xưởng do nhà nước quản lý (Cục bách tác) sản xuất đồ dùng cho nhà Vua: Vũ khí, đóng thuyền…

Các nghề khai mo đồng, vàng, sắt được đẩy mạnh.

c. Thương nghiêp

-Trong nước: chợ phát triển

-Hoạt động buôn bán với nước ngoài được duy trì . chủ yếu ở một số cửa khẩu.

20 tháng 5 2016

* Kinh tế
- Nông nghiệp : Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất; kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng ; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ... Thi hành chính sách quản điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.
Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp :
+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống ờ các làng xã ngày càng phát triển. Các công xưởnq do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...
+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

 

4 tháng 2 2018

- Tình hình giáo dục thời Trần:

    + Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

    + Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công, Các làng xã có trường tư.

    + Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

- Nhận xét: Tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn thời Lý, thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng. Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy, sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý.