K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2020

Câu A bạn nhé! 

a giới thiêu về trò chơi đom đóm

1. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm...
Đọc tiếp

1. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ... (Sưu tầm) Câu 1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 Điểm) A. Dùng đom đóm làm đèn. B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn. C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê. D. Làm đèn từ những con đom đóm. 2. Câu 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 Điểm) A. Bằng chiếc khăn mỏng. B. Bằng chiếc thau nhỏ. C. Bằng vợt muỗi điện. D. Bằng vợt vải màn. 3. Câu 3. Trò chơi đầu tiên với đom đóm là gì? (0.5 Điểm) A. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. B. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào túi lụa, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. C. Chúng tôi bắt đom đóm thả vào vườn nhãn. D. Chúng tôi bắt đom đóm làm đèn để rước đèn đêm Trung thu. 4. Câu 4. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 Điểm) A. Làm đèn để học bài vào buổi tối. B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng. C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt. D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi. 5. Câu 5. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5 Điểm) A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “Đom đóm”. C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm. D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào. 6. Câu 6. Xét theo cấu tạo, từ “đom đóm” là loại từ nào? (0.5 Điểm) A. Từ đơn B. Từ phức C. Từ láy D. Từ ghép 7. Câu 7. Dòng nào dưới đây không chứa toàn từ láy? (0.5 Điểm) A. lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, da diết B. lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, nghịch ngợm, da diết C. chán chê, lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, da diết D. lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, nghịch ngợm, da diết. 8. Câu 8. Từ “cho” trong câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối.” thuộc từ loại nào? (0.5 Điểm) A. danh từ B. động từ C. tính từ D. quan hệ từ 9. Câu 9. Từ nào đồng nghĩa với từ “giản dị”? (0.5 Điểm) A. giản lược B. giản đơn C. xuề xòa D. tiết kiệm 10. Câu 10. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “chạy” trong câu: “Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.” (0.5 Điểm) A. Di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh, liên tiếp. B. Di chuyển nhanh đến nơi khác không kể bằng cách gì. C. Chịu bỏ dở, không theo đuổi đến cùng. D. Nhanh chóng tránh đi điều gì không hay thường bằng cách chạy hoặc chuyển đi nơi khác. 11. Câu 11. Cấu tạo của chủ ngữ trong câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối.” là: (0.5 Điểm) A. Danh từ B. Tính từ C. Đại từ D. Cụm danh từ 12. Câu 12. Câu “Thế là được cái túi kì diệu!” thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói? (0.5 Điểm) A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu hỏi D. Câu khiến 13. Câu 13. Dấu phẩy trong câu “Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng.” dùng để làm gì? (0.5 Điểm) A. Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách giữa các bộ phận có cùng chức vụ trong câu. C. Cả A và B D. Các đáp trên đều sai. 14. Câu 14. Cặp quan hệ từ trong câu “Mặc dù anh bộ đội đã trưởng thành và xa quê lâu rồi nhưng anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ.” biểu thị quan hệ ý nghĩa nào? (0.5 Điểm) A. Nguyên nhân – kết quả B. Giả thiết – kết quả C. Tương phản D. Tăng tiến 15. Câu 15. Các từ được gạch dưới trong câu "Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp." thuộc từ loại nào? (0.5 Điểm) A. danh từ B. động từ C. tính từ D. quan hệ từ 16. Câu 16. Câu "Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được." có mấy quan hệ từ? (0.5 Điểm) A. 1 quan hệ từ B. 2 quan hệ từ C. 3 quan hệ từ D. 4 quan hệ từ 17. Câu 17. Câu "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối." thuộc kiểu câu kể nào đã học? (0.5 Điểm) A. Ai làm gì? B. Ai đang làm gì? C. Ai thế nào? D. Ai như thế nào? 18. Câu 18. Các từ "lủng lẳng, nghịch ngợm, chập chờn" có điểm chung là gì? (0.5 Điểm) A. động từ B. danh từ C. từ ghép D. từ láy 19. Câu 19. Các từ "chán chê, canh giữ, đục khoét, giản dị" có điểm chung là gì? (0.5 Điểm) A. động từ B. tính từ C. từ ghép phân loại D. từ ghép tổng hợp 20. Câu 20. Từ in đậm trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0.5 Điểm) A. Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão B. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động. C. Hôm nay, tôi đi học. D. Con gà đang đi trên sân.

0
25 tháng 4 2018

Đáp án C

28 tháng 12 2022

Đáp án C

2 tháng 10 2023

D. Viết về cảm xúc của đám trẻ mục đồng với trò chơi thả diều. 

28 tháng 12 2022

Câu 1 : Tuổi thơ của tôi thì không gắn với những thứ đồ điện tử vì sự quan tâm của gia đình , tôi thường hay ra chơi những trò chơi dân gian như là : ô ăn quan , cò cò , kéo cưa lưa xẻ ,..... 
Câu 2 : Tôi đồng ý với ý kiến trên . 
Trong mỗi chúng ta đều có ước mơ , đều có mong ước rằng mình sẽ như này và như nọ , tôi cũng vậy , từ những kí ức tuổi thơ hay những điều mà tôi hay thấy ở ngoài đời sống đều tác động mạnh mẽ đến tôi , nó như là một người bạn thúc đẩy tôi và nhờ vậy tôi có thể dễ dàng có mục tiêu rõ ràng và luôn sẵn sàng trang bị cho mình kiến thức để hoàn thành mục tiêu đó
( ý kiến riêng , còn nếu em muốn thay đổi thì vẫn oge nhe =)))

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

Chú gấu bông đáng yêu

Em có nhiều thứ đồ chơi, nhưng em thích nhất là chú gấu bông. Đây là món quà mẹ mua tặng em nhân dịp Tết Trung thu vừa qua.

Chú gấu trông thật ngộ nghĩnh, toàn thân được phủ một lớp lông màu nâu sẫm, sờ vào nghe mềm mại như lông cừu. Cái đầu tròn như quả dừa khô, hai cái tai dựng đứng như hai chiếc lá táo. Cái mõm nhô ra thật đáng yêu. Trên đầu mõm là cái mũi đen mun và cứng như xà cừ. Hai con mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Toàn thân hình và những nét đáng yêu trên khuôn mặt chú bé làm em thích thú vô cùng.

Em rất vui khi có những đồ chơi mà mẹ đã mua tặng. Đặc biệt là chú gấu bông. Mỗi lần ôm gấu bông vào lòng, em cảm thấy ấm áp lạ thường. Em cảm nhận được sự quan tâm của mẹ dành cho em. Em rất thích gấu bông và luôn biết ơn mẹ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

Món quà của ông

Cậu bạn hàng xóm của em có một chiếc xe ô tô điều khiển từ xa rất đẹp. Đó là món quà mà bạn được ông tặng nhân dịp đi công tác tại Nga về.

Chiếc ô tô được làm bằng nhựa cứng, to bằng một chiếc đài cát - xét với rất nhiều chi tiết được sơn vẽ tỉ mỉ bằng hai màu đen, trắng. Mở cánh cửa xe ra là cả một thế giới thu nhỏ như ghế phụ, ghế lái, vô - lăng, cần điều khiển, gương chiếu hậu, còn có cả kim chỉ tốc độ trên một màn hình điện tử,... Đi kèm với chiếc xe là bộ điều khiển từ xa gồm các nút tắt, bật, bật đèn, nút còi và một cần gạt điều khiển trái, phải, tiến, lùi. Những chiếc bánh xe được thiết kế linh hoạt để có thể di chuyển theo sự điều khiển của em. Mỗi khi chạy, xe phát ra những âm thanh "dìn, dìn" nghe rất vui tai.

Cậu bạn hàng xóm của em có một chiếc xe ô tô điều khiển từ xa rất đẹp. Đó là món quà mà bạn được ông tặng nhân dịp đi công tác tại Nga về.

Chiếc ô tô được làm bằng nhựa cứng, to bằng một chiếc đài cát - xét với rất nhiều chi tiết được sơn vẽ tỉ mỉ bằng hai màu đen, trắng. Mở cánh cửa xe ra là cả một thế giới thu nhỏ như ghế phụ, ghế lái, vô - lăng, cần điều khiển, gương chiếu hậu, còn có cả kim chỉ tốc độ trên một màn hình điện tử,... Đi kèm với chiếc xe là bộ điều khiển từ xa gồm các nút tắt, bật, bật đèn, nút còi và một cần gạt điều khiển trái, phải, tiến, lùi. Những chiếc bánh xe được thiết kế linh hoạt để có thể di chuyển theo sự điều khiển của em. Mỗi khi chạy, xe phát ra những âm thanh "dìn, dìn" nghe rất vui tai.

18 tháng 11 2017

Mở bài : Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam-biểu tượng của văn hóa Việt

  Thân bài :

  - Nguồn gốc : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau.

  - Cấu tạo :

   + Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng.

   + Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo.

   + Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối.

  - Vai trò:

   + Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà...

   + Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.

   + Áo dài xuất hiện nhiều trong thơ văn, hội họa: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ; mang tính biểu tượng cao.

  - Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo.

  Kết bài: Khái quát vai trò của áo dài.

Tham khảo :

a) Mở bài

- Giới thiệu về trò chơi dân gian sẽ thuyết minh : trò ô ăn quan.

Ví dụ:

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

b) Thân bài

* Nguồn gốc trò chơi ô ăn quan

- Không một ai hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời, dân gian cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.

- Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

- Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích, ông có một cuốn sách bàn về các phép tính và các số ẩn trong trò chơi này.

 

- Hiện tại trò chơi này được trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

* Đặc điểm của trò chơi

+ Số lượng người chơi: 2 đến 4 người chơi

+ Độ tuổi thường chơi: trẻ em

+ Thời gian chơi: không giới hạn

+ Các kỹ năng cần thiết: chiến thuật, đếm

* Cách thức chơi và luật chơi

- Chuẩn bị: bàn chơi, quân chơi, người chơi và bố trí quân chơi.

+ Bàn chơi:

Bàn chơi ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng...Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

+ Quân chơi:

Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi... miễn sao vừa tay người chơi cầm là được.Ô quan luôn chỉ có 2 viên và lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân.Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.Biến thể: Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và / hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay 30 dân...

+ Người chơi:

Thường có 2 người chơi ngồi đối diện nhau.Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.

- Cách chơi và luật chơi:

+ Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.

+ Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.

+ Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.

+ Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.

+ Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.

+ Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.

* Ý nghĩa của trò chơi ô ăn quan

- Là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa.

- Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta.

- Ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật:

+ Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:

“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”

(Thời gian trắng - Xuân Quỳnh)

Bên rìa hầm trú ẩn

Em chơi ô ăn quan

Sỏi màu đua nhau chạy

Trên vòng ô con con.

Sỏi nằm là giặc Mỹ

Sỏi tiến là quân mình

Đã hẹn cùng nhau thế...

Tán bàng nghiêng bóng xanh...

(Chơi ô ăn quan, Lữ Huy Nguyên)

+ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng Chơi Ô ăn quan (1931).

c) Kết bài

- Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.

8 tháng 2 2022

Tham khảo bài này nhé bạn!!
Nguồn: vndoc.com

 

1. Mở bài

Giới thiệu trò chơi dân gian kéo co bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ: Một trong những giá trị tinh thần quan trọng trong cuộc sống con người chính là trò chơi văn hóa dân gian mà nổi bật là trò chơi kéo co.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta.

        VDO.AI

Trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân quen đó.

Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với nhau.

Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì nó vẫn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng biệt không lẫn lộn với bất cứ một trò chơi nào khác.

b. Thuyết minh chi tiết

Cần chuẩn bị một sợi dây thừng đủ vững chắc, chia thành hai phần bằng nhau và đánh dấu điểm chính giữa bằng một chiếc khăn hoặc mảnh vải khác màu.

Hai đội chơi đứng cách đoạn chính giữa đó một khoảng bằng nhau được kẻ vạch sẵn từ trước.

Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia nhưng với điều kiện thành viên của hai đội phải bằng nhau.

Thành viên hai đội sau khi được sắp xếp vào vị trí thì nắm lấy sợi dây, đứng sau vạch kẻ ở tư thế sẵn sàng kéo.

Người trọng tài sau khi thấy hai đội đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to. Tiếng còi của trọng tài vừa dứt cũng là lúc hai đội dùng hết sức của mình để kéo sợ dây về phía mình.

 

Đội nào kéo khỏe hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên đứng đầu của đội còn lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó giành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu hiệp đấu kết thúc.

Trò chơi thường có ba hiệp, đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thắng chung cuộc.

Đối với trò chơi kéo co có nhiều đội tham gia thì đội nào giành chiến thắng sẽ được vào vòng tiếp theo và đấu với những đội mạnh hơn để tìm ra đội chiến thắng cuối cùng.

c. Yêu cầu của trò chơi

Các thành viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai nhất định. Những người tham gia trò chơi này thường có sức khỏe và sức chịu đựng tốt cũng như tinh thần, ý chí kiên cường, vững vàng.

d. Tác dụng của trò chơi

Trò chơi dân gian này giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội đoàn kết.

Giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước của các đội thi.

Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị của trò chơi dân gian này.