K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2020

giúp mình với

17 tháng 5 2020

mình chỉ biết câu này là câu cảm thán thôi nhé

 a,Xét về mục đích nói thì các câu trong dòng thơ trên thuộc kiểu câu cảm thán.

b,

Cảm nhận khi đọc các câu thơ này

- Bài thơ nói đến cảnh đẹp của con sông Ngàn Phố khi mùa hoa bưởi đến. Giữa mùa hoa bưởi cảnh vật xung quanh con sông Ngàn Phố như sáng rực lên cùng màu trắng của hoa bưởi. Từ đó tạo nên một vẻ đẹp cuốn hút mọi ánh nhìn

- Thông qua những câu thơ trên cũng nói lên được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả

1 tháng 3 2020

Tkiu :))

8 tháng 8 2019

                                                                    Bài làm

             Tiếng Việt ta giàu đẹp như thế nào là vấn đề đã được không ít các nhà nghiên cứu quan tâm. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhà phê bình Đặng Thai Mai có Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc...Các nhà văn, nhà thơ không cần bàn luận gì, họ chỉ lặng lẽ mài giũa cho tiếng Việt ngày càng "trong" và "sáng" hơn, ngày càng "giàu" và "đẹp" hơn.

           Quả thực, tiếng Việt ta rất giàu và đẹp.

           Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng. Với một hệ thống các từ láy, từ ghép, từ tượng hình, tượng thanh, tiếng Việt có khả năng gợi ra được những hình ảnh rất rõ nét trong tâm trí của người nghe.

           Hai câu thơ với cách dùng từ gợi hình ảnh, trạng thái đầy ấn tượng của Bà Huyện Thanh Quan:

                                          Lom khom dưới núi, tiều vài chú

                                         Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

             Nhờ những từ láy lom khom, lác đác mà sức biểu hiện của câu thơ đã tăng gấp bội. Cảnh hoang vu, quạnh vắng của Đèo Ngang trong buổi chiều tà càng thêm hiu hắt, ảm đạm.

            Một điều lí thú hơn là ngay cả những từ đơn âm của tiếng Việt cũng có giá trị gợi hình. Chẳng hạn như:

                              Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                 Bảy nổi ba chìm với nước non

                                                             (Hồ Xuân Hương)

            Cùng với khả năng tạo hình, tiếng Việt còn là thứ tiếng giàu âm thanh, nhạc điệu. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, thêm vào đó là hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: lúc du dương trầm bổng, lúc réo rắt, lúc lại sâu lắng, thiết tha...

          Những giai điệu vừa sôi nổi rạo rực, vừa thiết tha đằm thắm, du dương của câu thơ Tố Hữu:

          Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.

           Một đặc điểm không thể bỏ qua của tiếng Việt là sắc thái gợi cảm, sắc thái biểu hiện cảm xúc. Nó có khả năng diễn tả tinh tế những trạng thái khác nhau trong đời sống nội tâm phong phú của tâm hồn Việt.

         Chỉ lấy ví dụ riêng về mặt diễn tả tâm trạng nhớ nhung của con người cũng đủ làm ta ngạc nhiên.

          Một trạng thái nhớ nhung cồn cào, da diết:

                              Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

                    Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm

                                                                     (Ca dao)

          Trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ, không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt.

           Bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy có những câu thơ chứng minh cho sự phong phú và cách phối hợp hài hòa hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt:

                                              Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

                                              Cỏ cây chen đá lá chen hoa.

            Vẻ đẹp thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc. Âm hưởng thơ gợi lên khung cảnh của một vùng rừng núi hoang vu. Cảnh đẹp nhưng nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu. Những bông hoa rừng đây đó không đủ làm sáng bức tranh núi non hùng vĩ lúc ngày tàn, đêm xuống.

            Những ưu điểm nổi bật về mặt nghệ thuật của bài văn nghị luận Sự giàu đẹp của tiếng Việt là ở chỗ tác giả đã kết hợp khéo léo giữa giải thích với chứng minh, bình luận. Cách lập luận rất chặt chẽ: Nêu nhận định ở phần mở bài, sau đó giải thích và bình luận nhận định. Dùng các dẫn chứng để chứng minh, làm tăng sức thuyết phục của lí lẽ.

            Bài nghị luận này thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc về tiếng việt của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai. Tác giả đã khơi dậy trong lòng chúng ta lòng tự, hào và ý thức bảo vệ Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Yêu tiếng mẹ đẻ là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Đọc và suy ngẫm kĩ về bài văn trên, chúng ta càng thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tiếng Việt.

- Câu trên là câu trần thuật. 

- Chức năng: giới thiệu thông báo cho người đọc về dòng sông quê hương của tác giả.

11 tháng 3 2021

1. 

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

2. 

Câu trần thuật. BPTT điệp từ không cho thấy sự thiếu thốn, khó khăn của nhà tù

4. 

Tham khảo:

 Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

 

Câu 1 : Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Các em đừng khóc."A. Câu trần thuậtB. Câu cầu khiếnC. Câu cảm thánD. Câu phủ địnhCâu 2 : Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!"A. Câu trần thuậtB. Câu cầu khiếnC. Câu cảm thánD. Câu phủ địnhCâu 3: Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà...
Đọc tiếp

Câu 1 : Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Các em đừng khóc."

A. Câu trần thuật

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định

Câu 2 : 

Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!"

A. Câu trần thuật

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định

Câu 3: Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?"

A. Câu trần thuật

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu nghi vấn

Câu 4: Câu sau : “Bác trai đã khá rồi chứ?” thuộc kiểu hành động nói gì?

A. Trình bầy

B. Hỏi

C. Điều kiện

D. Hứa hẹn

Câu 5: Câu sau thuộc hành động nói nào? “Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”

A. Trình bầy

B. Hỏi

C. Điều kiện

D. Hứa hẹn

Câu 6 : Hành động nói là gì?

A. Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định

B. Là hành động được thực hiện bằng cử chỉ nhằm mục đích nhất định

C. Là hành động được thực hiện bằng nét mặt nhằm mục đích nhất định

D. Là hành động được thực hiện bằng ngôn từ nhằm mục đích nhất định

1
12 tháng 3 2022

1. A

2. C

3. D

4. B

5. D

6. A

21 tháng 3 2023

Câu cảm thán. Đặc điểm hình thức: Có từ để bộc lộ cảm xúc: ''Ôi''

21 tháng 3 2023

Là câu cảm thán, đặc điểm hình thức có từ "Ôi" và kết thúc bằng dấu chấm.

7 tháng 3 2017

Câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!” là câu cảm thán thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi khám phá ra điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.

       + Từ ngọn lửa bà nhen nhóm mỗi ngày, cháu nhận ra niềm tin, tình yêu thương, ngọn nguồn của tình nghĩa.

    - Trong câu có sử dụng thành phần biệt lập: thành phần phụ chú, nhằm giải thích, nhấn mạnh về điều kì lạ và thiêng liêng với người cháu - bếp lửa - tình bà cháu.