K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài: 60 phút. Câu 1 (1,5 điểm): Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau? a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức. b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi. c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh. Câu 2 (1,5 điểm): Chọn một trong các từ: rót, trút, đổ mà...
Đọc tiếp

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài: 60 phút.

 

Câu 1 (1,5 điểm): Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau?

 

a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.

 

b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.

 

c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.

 

Câu 2 (1,5 điểm): Chọn một trong các từ: rót, trút, đổ mà em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau? Nói rõ vì sao em chọn từ đó?

 

"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ………... vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương".

 

Câu 3 (2điểm): Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:

 

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

 

Một màu trắng đến nôn nao

 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

 

Cho con ngày một thêm cao”.

 

Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó. 

 

Câu 4 (5 điểm): Trong 5 năm ở Tiểu học, em đã được học nhiều thầy (cô) giáo.

 

Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.

2
9 tháng 5 2020

Câu 1 

a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.

b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.

c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.

Câu 2  

"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ……rót…... vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương".

Câu3

Tác giả là một người đầy tình cảm, và ông đã viết bài thơ về mẹ để bộc lộ cảm xúc yêu quý của mình dành cho người mẹ đáng kính. Cũng như ngày ngày ông trông thấy mẹ vất vả mà lại càng thương, càng quý. Qua từng lời thơ, ông như tỏ lòng biết ơn đối vs mẹ của mình, lòng biết ơn vô bờ bến. Ông còn muốn nói lên sự vất vả lo cho con khôn lớn của người mẹ để mọi người thấu hiểu cho nỗi lòng của người mẹ, và cảm thấy người mẹ thật cao cả, thật vĩ đại để yêu mẹ mình hơn.

Câu 4

Ôi! Ngày nay nhìn các bạn vừa cỡ tuổi tôi hay thậm chí mới chưa đầy mười tuổi nhưng đã phải mang cặp kính cận to dày cộp, nghĩ mà thấy vừa buồn lại vừa thương. "Đôi mắt là một trong những vốn quý nhất của con người, các em phải biết giữ gìn và chăm sóc nó". Đó là câu nói của cô Hạnh chủ nhiệm tôi hồi lớp 5. Nghĩ lại mà thấy kỉ niệm với cô thật là sâu sắc.
Nói là chủ nhiệm lớp năm nhưng thực chất cô chủ nhiệm lớp tôi cả ba năm cuối cấp. Chẳng thế mà cô để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vô cùng. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung y nguyên những ngày tháng ấy. Hôm nào cô cũng đến trường từ rất sớm rồi đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và tươi tắn trên môi. Thường cô mặc chiếc áo dài xanh, mái tóc mượt mà ôm trọn khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôn hậu. Đôi mắt cô đẹp và trong sáng nhìn chúng tôi trìu mến và có khi độ lượng với bạn nào mắc lỗi. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Nhưng không hiểu sao tất cả các bạn trong lớp tôi, chẳng bạn nào là thấy cô xa lạ cả. Bây giờ thì tôi đã nhận ra, cô nghiêm nghị mà chúng tôi vẫn vô cùng quý mến chính là vì sự tận tâm của cô giáo hàng ngày.
Chỉ mỗi một việc nhỏ, rất nhỏ thôi mà cả lớp tôi ơn cô nhiều lắm. Hồi ấy chúng tôi tuy đã học lớp ba nhưng đến tư thế ngồi học có nhiều bạn vẫn chưa biết ngồi thế nào cho đúng. Ai cầm bút viết cũng còn rất ngượng nghịu. Đặc biệt rất nhiều bạn cứ khi viết là lại cúi sát xuống gần quyển vở. Chỉ nhìn cảnh ấy cũng đủ thấy lớp tôi có đến hơn chục người có nguy cơ bị cận. Nhưng rồi cô Hạnh vào chủ nhiệm. Từ đó không bao giờ cô cho phép chúng tôi ngồi sai tư thế. Lúc nào lưng vài cũng phải thẳng. Thế là dù có buồn ngủ đến mấy đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nhìn thấy bạn nào nằm bò trên bàn như trước đây. Mỗi giờ tập viết, cô lại đi tới từng bàn nắn cho các bạn từng nét chữ, lại còn dạy các bạn cầm bút như thế nào, viết loại bút ra sao? Từ ngày cô dạy, tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với vở khi tập viết.
Thú thực lúc đầu không ít bạn tỏ ý kêu ca. Ngay cả tôi cũng vậy, dù ở trên lớp thì nghe lời nhưng về nhà là tôi lại nằm ra bàn mà viết. Nhưng cô kiên trì lắm và thế là cuối cùng lớp chúng tôi cũng có được thói quen.
Buổi họp phụ huynh cuối năm, được nghe báo cáo, cô vui mừng lắm vì đến lớp năm mà chúng tôi chưa ai bị cận. Cha mẹ chúng tôi cũng vui mừng vì con cái học hành tiến bộ hơn. Thế là ai cũng ơn cô nhiều lắm!
Năm nay dù đã bước sang trường mới nhưng chúng tôi vẫn rất nhớ ơn cô, vẫn không đứa nào quên thói quen mà cô đã dành cả ba năm cho chúng tôi rèn giũa. Bây giờ nhìn các bạn cùng trang lứa, tôi mới hiểu sâu hơn về câu nói của cô "đôi mắt là vốn quý nhất của con người".

k mk nha 

thank mọi ng'

a, Thoang thoảng

b, tươi tắn

c, lung lay

kick nha

3 tháng 6 2021

Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy sau:

a)ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức

b)rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, thắm tươi, tươi tắn

c)long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh

~~~ Hok tốt ~~~

14 tháng 5 2022

Giúp em với ak

2 tháng 6 2018

- Từ không đồng nghĩa là: "thoang thoảng". Vì từ thoang thoảng chỉ mức độ mùi thấp.

- Từ không đồng nghĩa là: " sặc sỡ". Vì từ sặc sỡ chỉ mức độ đẹp cao.

- Từ không đồng nghĩa là: "lung lay". Vì từ lung lay chỉ sự không chắc chắn.

2 tháng 6 2018

-Rực rỡ,sặc sỡ,tươi tắn,thắm tươi

*Từ tươi tắn không đỗng nghĩa với các từ còn lại.

*Nhóm từ trên dùng để chỉ màu sắc.

28 tháng 11 2021

hương thơm , trang phục, trang trí

28 tháng 11 2021

a/ ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm ngát

-> dùng để tả………………………………………..Hương thơm

b/ rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi

-> dùng để tả………………………………………..Hoa?

c/ long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh

-> dùng để tả………………………………………..TRang trí

31 tháng 3 2022

một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào, sực nức.

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 6- đề 2Môn: Ngữ văn( Thời gian 90 phút)I. Trắc nghiệm (2 điểm)Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy:a.     không khí, ấm áp, ngai ngái.b.     không khí, hoàng hôn, nhọc nhằn.c.      ấm áp, ngai ngái, nhọc nhằn.Câu 2: Những cặp từ nào sâu đây cùng nghĩa với nhau:a.     leo - chạy                        c. luyện tập - rèn...
Đọc tiếp

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 6- đề 2

Môn: Ngữ văn

( Thời gian 90 phút)

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy:

a.     không khí, ấm áp, ngai ngái.

b.     không khí, hoàng hôn, nhọc nhằn.

c.      ấm áp, ngai ngái, nhọc nhằn.

Câu 2: Những cặp từ nào sâu đây cùng nghĩa với nhau:

a.     leo - chạy                        c. luyện tập - rèn luyện

b.     đứng - ngồi                     d. chịu đựng - rèn luyện

Câu 3: Dòng nào dưới đây gồm tất cả các từ đồng nghĩa với từ “bát ngát”:

a.     mênh mông, bao la, thênh thang.

b.     to đùng, thênh thang, rộng lớn.

c.      bao la, rộng lớn, bao dung.

Câu 4: Cặp từ nào sau đây là cặp từ láy trái nghĩa:

a.     to đùng - nhỏ tẹo                c. khóc - cười

b.     vui sướng - bất hạnh           d. lêu nghêu - lè tè.

Câu 5: Từ “trong” trong cụm tư” không khí trong lành” và “phấp phới bay trong gió” là:

a.     2 từ đồng âm

b.     2 từ đồng nghĩa

c.      2 từ nhiều nghĩa

Câu 6: Trong các câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa:

a.     Cam trong vườn đã chín./ Nói chín thì nên làm mười.

b.     Chiếc áo đã bay màu./  Đàn chim bay qua bầu trời.

c.      Ánh nắng vàng trải khắp nơi./ Thì giờ quý hơn vàng.

Câu 7: Thành ngữ nào không đồng nghĩa với “một nắng hai sương”

a.     Thức khuya dậu sớm.

b.     Đầu tắt mặt tối.

c.      Cày sâu cuốc bẫm.

 

 

 

 

Câu 8: Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy:

a.     mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm.       

b.     mờ mịt, may mắn. mênh mông.

c.      mồ mả, máu mủ, mơ mộng.            

d.      cả a, b, c đều đúng.

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1(1,5 điểm): Tìm 2 thành ngữ, tục ngữ chứa cặp từ trái nghĩa và nêu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2(1,5 điểm):

a.      Cho từ “chín”, hãy đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

b.    Với  từ “chân” em hã đặt 1 câu theo nghĩa gốc, 1 câu theo nghĩa chuyển:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3 (5điểm): : Tập làm văn: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp, em hãy tả một cảnh đẹp trên quê hương vào một mùa mà em yêu thích.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

4
8 tháng 8 2021

1C

2C

3A

4D

5A

6B

7A

8B

8 tháng 8 2021

Câu 1

lành đùm lá rách: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Chân cứng đá mềm: tả sức lực dẻo dai, khoẻ mạnh, vượt qua được mọi gian lao, trở ngại.

21 tháng 10 2018

là câu a:ngào ngạt,sực nức,thoang thoảng,thơm nồng,thơm nức

21 tháng 10 2018

a)thoang thoảng:chỉ hương thơm nhẹ nhàng

b)tươi tắn

c)lung lay

Đề thi giữa kì 1 Toán 5 cơ bản Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1 Năm học 2023 - 2024 Bài thi môn: Toán lớp 5 Thời gian làm bài: 40 phút (cơ bản - Đề 1) Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : Câu 1: (0,5 điểm)  viết dưới dạng số thập phân là: A. 0,9     B. 0,09 C. 0,009     D. 9,00 Câu 2: (1 điểm) Hỗn số  được...
Đọc tiếp

Đề thi giữa kì 1 Toán 5 cơ bản

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 5

Thời gian làm bài: 40 phút

(cơ bản - Đề 1)

Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :

Câu 1: (0,5 điểm) Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 5 có đáp án (cơ bản - Đề 1) viết dưới dạng số thập phân là:

A. 0,9     B. 0,09

C. 0,009     D. 9,00

Câu 2: (1 điểm) Hỗn số Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 5 có đáp án (cơ bản - Đề 1) được chuyển thành số thập phân là ?

A. 3,4     B. 0,4

C. 17,5     D. 32,5

Câu 3: (1 điểm)

a. Chữ số 5 trong số thập phân 12,25 có giá trị là ?

Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 5 có đáp án (cơ bản - Đề 1)

b. Chín đơn vị, hai phần nghìn được viết là:

A. 9,200     B. 9,2

C. 9,002     D. 9,02

Câu 4: (1 điểm) 5m25dm2 = ……..cm2. Số thích hợp điền vào chỗ trống là:

A. 55     B. 550

C. 55000     D. 50500

Câu 5: (0,5 điểm) 3m 4mm = .......... m. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

QUẢNG CÁO    

A. 0,34     B. 3,04

C. 3,4     D. 3,004

Câu 6: (1 điểm) Tìm chữ số x biết : 86,718 > 86,7x9

A. x = 3     B. x = 2

C. x = 1     D. x = 0

Câu 7: (1 điểm) Một người thợ may 15 bộ quần áo đồng phục hết 36 m vải. Hỏi nếu người thợ đó may 45 bộ quần áo đồng phục như thế thì cần bao nhiêu mét vải ?

A. 72 m     B. 108 m

C. 300m     D. 81 m

Phần II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Tính :

a) Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 5 có đáp án (cơ bản - Đề 1)

b) Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 5 có đáp án (cơ bản - Đề 1)

Câu 2: (2 điểm) Chu vi của một thửa ruộng hình chữ nhật là 240 m. Chiều rộng kém chiều dài 20 m. Tính diện tích thửa ruộng đó.

Câu 3: (1 điểm) Con kém mẹ 24 tuổi. Năm nay tuổi con bằng Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 5 có đáp án (cơ bản - Đề 1) tuổi mẹ. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi, mẹ bao nhiêu tuổi ?

Đáp án & Thang điểm
3
12 tháng 9 2023

Câu 2 TL:

Nửa chu vi thửa ruộng:

240:2=120(m)

Chiều dài thửa ruộng:

(120+20):2=70(m)

Chiều rộng thửa ruộng:

70-20=50(m)

Diện tích thửa ruộng:

70 x 50 = 3500(m2)

Đ.số: 3500m2

12 tháng 9 2023

Câu 3 TL:

Hiệu số phần bằng nhau:

5-2=3(phần)

Tuổi mẹ là:

24:3 x 5=40(tuổi)

Tuổi con là:

40-24=16(tuổi)

Đ.số: mẹ 40 tuổi ,con 16 tuổi