anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chung tay phòng chống đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hiện nay.
MÌNH ĐANG CẦN GẤP GIÚP MÌNH VỚI Ạ. MÌNH CẢM ƠN
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc Nhân dân, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức... cần xác định lại vị trí của mình trong bối cảnh mới, trong điều kiện phải thực hiện bằng được “mục tiêu kép” do Chính phủ đề ra. Hội Khuyến học Việt nam cũng cần kịp thời nhận thức đúng nhiệm cụ của mình trong tình hình đó, trước tiên cần đào sâu tìm các phương pháp mới trong thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao thông qua 02 đề án “Công dân học tập” và “Mô hình: gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập”. Chi phối sự thành công của các mô hình chính là các công dân học tập - vừa là mấu chốt, vừa là nền tảng của xã hội học tập mà chúng ta đang xây dựng.
Nhằm lan tỏa những câu chuyện, hình ảnh đẹp về phòng chống dịch Covid-19, Hội đồng Đội T.Ư cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình viết chữ đẹp với thông điệp: “Nét chữ từ trái tim” dành cho học sinh .
Theo đó, khối tiểu học (từ lớp 1 tới lớp 5) sẽ chép lại thật đẹp những bài thơ về quê hương, đất nước, mái trường, về tinh thần "chống giặc" Covid-19… bằng bút máy luyện chữ (các bài thơ do Ban tổ chức lựa chọn).Đối với khối trung học cơ sở, Ban tổ chức sẽ khơi dậy khả năng nghị luận xã hội, biểu cảm của các em thông qua những dòng tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ về tình yêu, niềm tin của thiếu nhi đối với đất nước; ca ngợi những hình ảnh đẹp, lòng biết ơn, sự tri ân với các lực lượng xã hội đang chiến đấu nơi tuyến đầu để bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đem lại bình yên cho xã hội, đảm bảo an toàn để các em sớm trở lại trường.Ban tổ chức chương trình còn khuyến khích các em tham gia cả hai hình thức viết chữ đẹp và viết cảm nhận để rèn luyện, trau dồi kỹ năng viết chữ và trình bày bài sạch sẽ, góp phần giáo dục ý thức quý trọng và giữ gìn vẻ đẹp tiếng nói - chữ viết, bản sắc dân tộc.Chia sẻ về ý nghĩa chương trình, chị Hoàng Tú Anh, Phó chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và phát triển thiếu nhi Việt Nam cho biết: “Thông qua chương trình và những câu chữ bay bổng, chúng tôi hy vọng những cảm xúc, suy nghĩ xuất phát từ tâm của các các em thiếu nhi sẽ là sự tri ân đối với những người chống dịch Covid-19 và góp phần trong công cuộc tuyên truyền, đồng lòng cùng người dân cả nước vượt qua dịch bệnh”.
Công cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị,của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết chiến thắng đại dịch
Đến hôm nay ngày 1-4, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức công bố dịch Covid-19 toàn quốc. Trước đó mấy ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, bảo đảm chiến thắng đại dịch này. Sau đó liên tiếp các chỉ thị của người đứng đầu Chính phủ (Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16) đã đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu người dân thực hiện những biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh.
Đoàn thể phụ nữ đến từng nhà vân động người dân chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19
Không phải chỉ đến thời điểm này, chúng ta mới thấy được mối hiểm nguy khủng khiếp của đại dịch Covid-19 đang phủ bóng đen trên tất cả các châu lục và hầu hết các quốc gia trên thế giới; mới nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh. Từ đầu tháng 3 đến nay, hầu hết người dân Việt Nam đều đặt mối quan tâm hàng đầu, hàng ngày là tình hình dịch bệnh đã lây lan như thế nào; Việt Nam có bao nhiêu ca nhiễm virus SARS-COV -2; bao nhiêu người được chữa khỏi; cuộc sống ở khu cách ly tập trung như thế nào …Người dân bày tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, biết ơn đối với những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần ủng hộ cho công tác chống dịch bệnh; đồng thời cũng sẻ chia vật chất, tinh thần với nhau để sẵn sàng khi cuộc chiến chống dịch bước vào giai đoạn cam go nhất … Có thể nói, chưa bao giờ sự tin tưởng, đồng lòng, quyết tâm của toàn dân tộc lại dâng cao như lúc này …
Làm nhiệm vụ đi kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng chống dịch, những ngày qua, chúng tôi nhận thấy hầu hết người dân Đà Nẵng đã nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương theo sự vận động của chính quyền. Các nhà hàng quán ăn, quán cà phê đều đã hoặc đóng cửa, hoặc treo biển phục vụ cho mang về. Tại các khu chợ, hầu hết bà con tiểu thương cùng người mua hàng đều ý thức việc đeo khẩu trang; lại nhắc nhở nhau nếu ai đó chưa thực hiện …Các cơ quan công sở đã thực hiện nghiêm việc kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, tổ chức phun thuốc khử trùng. Việc hội họp cũng đã giảm triệt để về số lần họp cũng như số người dự họp. Tất cả đều dồn sức cho việc chống dịch theo đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”
Tinh thần sẻ chia trong cộng đồng giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn
Thế nhưng, một số người dân Đà Nẵng dường như vẫn cảm thấy dịch bệnh Covid-19 đang ở một nơi nào đó chứ không ở thành phố quê mình, dù theo số liệu công bố Đà Nẵng đã có 6 ca nhiễm virus SARS-COV-2 (có 3 ca đã được khỏi bệnh và đã xuất viện). Cũng có nhiều người chủ quan khi cho rằng: Biển là môi trường tốt nhất, cứ ra biển thì không con virus nào sống sót được … Vậy nên, sáng sáng chiều chiều, trên bãi biển có không ít người ra tập thể dục, tắm biển, đi dạo … đến khi lực lượng chức năng đến kiểm tra nhắc nhở mới chịu về … Đâu đó cũng có hiện tượng dăm bảy người tụ tập chén chú chén anh để giết thời gian và diệt …dịch
Nên hoãn lại việc tắm biển hàng ngày trong thời gian từ nay đến 15-4
Trên mạng xã hội bên cạnh những thông tin khuyến cáo cách ly phòng chống dịch bệnh, ủng hộ chủ trương chung, thì thật đáng tiếc khi một số người lợi dụng dịch bệnh tung những tin đồn thất thiệt để câu like, câu view đầy phản cảm; có người đã không làm gì để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch mà lại còn lên tiếng chê bai, xuyên tạc những nỗ lực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh của toàn đảng, toàn dân ta; Cũng lại có người với niềm tin mù quáng, tin theo những lời đồn thổi vô căn cứ, tự mình chuốc hại vào thân …
Công cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị , của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người. Công cuộc này cũng không đòi hỏi hay bắt buộc người dân phải làm quá nhiều việc, phải cống hiến, phải nỗ lực mà thực tế chỉ là bằng những việc làm giản đơn thôi. Như việc không ra đường khi không thật cần thiết; hoãn lại thú vui hàng ngày như tắm biển, dạo bộ, tập gym, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp ; nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các việc phòng hộ cá nhân, hỗ trợ cho nhau để cùng vượt qua những tháng ngày khó khăn này … Chúng ta làm những việc này trước hết là vì bản thân mỗi người nhưng cũng chính là việc làm thể hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với đất nước.
Hãy cứ tâm niệm rằng đã có bao nhiêu con người đang phải vất vả ngày đêm, đối mặt hiểm nguy, xả thân để đối phó với dịch bệnh; vậy mà công sức, sự hy sinh của họ lẽ nào bị sụp đổ chỉ vì một hành động , lời nói của một vài kẻ vô trách nhiệm, thiếu ý thức, vô liêm sỉ …
Hãy nghĩ rằng những việc làm của mình hôm nay, dù chỉ hết sức nhỏ bé thôi, đơn giản thôi, nhưng là thể hiện được sự đồng lòng chung tay vì một đất nước Việt Nam khỏe mạnh, kiên cường; là thể hiện cho một ý thức sống vì cộng đồng , vì một xã hội lành mạnh và phát triển; là thể hiện trách nhiệm công dân của thành phố Đà Nẵng anh hùng .
1. Mở bài
Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là vô cảm
– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.
– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
b. Thực trạng của bệnh vô cảm
– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)
– Biểu hiện:
+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình
+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường
c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm
– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.
– Thị trường phát triển, thực dụng.
– Do phụ huynh nuông chiều con cái...
– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người
– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống
– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.
– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.
– Thiếu tình yêu thương trái tim.
d. Hậu quả của bệnh vô cảm
– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội => suy giảm đạo đức.
– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.
e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm
– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.
– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.
– Mở lòng với những người xung quanh.
3. Kết bài
- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.
- Bài học rút ra cho bản thân.
1. Mở bài
Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là vô cảm
– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.
– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
b. Thực trạng của bệnh vô cảm
– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)
– Biểu hiện:
+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình
+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường
c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm
– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.
– Thị trường phát triển, thực dụng.
– Do phụ huynh nuông chiều con cái...
– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người
– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống
– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.
– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.
– Thiếu tình yêu thương trái tim.
d. Hậu quả của bệnh vô cảm
– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội => suy giảm đạo đức.
– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.
e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm
– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.
– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.
– Mở lòng với những người xung quanh.
3. Kết bài
- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.
- Bài học rút ra cho bản thân.
a. Mở bài
Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
b. Thân bài
1. Giải thích bệnh vô cảm là gì?
Chẳng hạn: "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
2. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Trong gia đình - Ngoài xã hội - Nhất là giới trẻ
Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.
Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình ...
3. Nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh:
- Do không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.
- Không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém.
- Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí.
- Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.
- Do phụ huynh nuông chiều con cái ...
- Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp.
4. Hậu quả
- Ảnh hưởng của nó tới việc phát triển nhân cách, phát triển của xã hội ... nó có sức tàn phá ghê gớm.
- Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn cả người xung quanh. Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn.
- Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm "lệch chuẩn" hay "loạn chuẩn" đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ ....
Nói đến truyền thống "Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân" của dân tộc ta.
Có thể đi sâu vào phân tích như "Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người vẫn yêu quí, quan tâm đến người khác..." có thể tìm đọc trên báo hoặc internet.
Và đưa ra ý kiến của mình đây là những hành động đáng noi gương.
5. Nêu biện pháp giải quyết vấn đề trên.
Từ các nguyên nhân ở trên, các bạn có thể tự mình nêu ra một số biện pháp giải quyết. Ví dụ: cần tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng ý thức, gia đình và nhà trường cùng chung tay xây dựng nhân cách cho thanh thiếu niên, ...
c. Kết bài
- Nêu nhận xét của mình.
- Bài học rút ra cho bản thân.
Công cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị,của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người.
ngày 1-4, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức công bố dịch Covid-19 toàn quốc. Trước đó mấy ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, bảo đảm chiến thắng đại dịch này. Sau đó liên tiếp các chỉ thị của người đứng đầu Chính phủ (Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16) đã đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu người dân thực hiện những biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh.
Trên mạng xã hội bên cạnh những thông tin khuyến cáo cách ly phòng chống dịch bệnh, ủng hộ chủ trương chung, thì thật đáng tiếc khi một số người lợi dụng dịch bệnh tung những tin đồn thất thiệt để câu , câu view đầy phản cảm; có người đã không làm gì để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch mà lại còn lên tiếng chê bai, xuyên tạc những nỗ lực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh của toàn đảng, toàn dân ta; Cũng lại có người với niềm tin mù quáng, tin theo những lời đồn thổi vô căn cứ, tự mình chuốc hại vào thân …
Công cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị , của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người. Công cuộc này cũng không đòi hỏi hay bắt buộc người dân phải làm quá nhiều việc, phải cống hiến, phải nỗ lực mà thực tế chỉ là bằng những việc làm giản đơn thôi. Như việc không ra đường khi không thật cần thiết; hoãn lại thú vui hàng ngày như tắm biển, dạo bộ, tập gym, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp ; nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các việc phòng hộ cá nhân, hỗ trợ cho nhau để cùng vượt qua những tháng ngày khó khăn này … Chúng ta làm những việc này trước hết là vì bản thân mỗi người nhưng cũng chính là việc làm thể hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với đất nước.
Hãy cứ tâm niệm rằng đã có bao nhiêu con người đang phải vất vả ngày đêm, đối mặt hiểm nguy, xả thân để đối phó với dịch bệnh; vậy mà công sức, sự hy sinh của họ lẽ nào bị sụp đổ chỉ vì một hành động , lời nói của một vài kẻ vô trách nhiệm, thiếu ý thức, vô liêm sỉ …
Hãy nghĩ rằng những việc làm của mình hôm nay, dù chỉ hết sức nhỏ bé thôi, đơn giản thôi, nhưng là thể hiện được sự đồng lòng chung tay vì một đất nước Việt Nam khỏe mạnh, kiên cường; là thể hiện cho một ý thức sống vì cộng đồng , vì một xã hội lành mạnh và phát triển; là thể hiện trách nhiệm công dân CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.CỐ LÊN VIỆT NAM ƠI.......