Các bạn giúp mik nghĩ ra 1 bài văn tả 1 buổi biểu diễn nghệ thuật nha!!!!!!!!!!!!!!!!!Cảm on
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm:
Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.
Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu... Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.
Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7 giờ 30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài " Lời thầy cô " . Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to:”Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!”
Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình Và nhân ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ luôn vui vẻ , hạnh phúc bên gia đình , thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống !
^^
Học tốt nha !
Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.
Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam".
Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.
Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.
Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.
Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"
Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…
Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.
Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.
Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.
Read more: http://taplamvan.edu.vn/ke-lai-mot-buoi-dien-van-nghe-cua-hoc-sinh-truong-em-chao-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11/#ixzz4ybchV0cI
Tham khảo:
Chưa bao giờ em được xem xiếc cả, bởi quê em ở xa vùng thị thành, thỉnh thoảng chỉ được xem những tiết mục xiếc trên tivi mà thôi. Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn lưu động tại huyện em. Dù cách thị trấn bốn cây số, em cũng đòi bố đi xem cho bằng được. Đây là buổi biểu diễn cuối cùng, ngày mai đoàn sẽ lên đường đi huyện khác. Hai bố con em đến nơi thì chương trình biểu diễn đã được tiến hành khá lâu rồi. Bố dẫn em leo lên cái sân khấu nơi diễn ra tiết mục “Xiếc mô tô”. Nghe mọi người ca ngợi tiết mục này, nên bố mua vé để xem tiết mục này trước. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả các khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy chào khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Sau đó, bố còn dẫn đi xem các tiết mục khác cũng nằm trong sân vận động của thị trấn xiếc người đi trên dây thép, khi đi xe đạp, xiếc đu quay… Tiết mục nào cũng thú vị, cùng hấp dẫn như xiếc của nước ngoài chiếc trên tivi vậy.
HT^^
Nghỉ hè, cả gia đình em cùng nhau về quê chơi. Tối hôm đó, em đã được theo bà đi xem buổi diễn chèo ở đầu làng. Vở chèo đó có tên là Quan Âm Thị Kính. Nơi gọi là sân khấu thực ra là một bãi đất trống ở đầu làng, được dọn dẹp sạch sẽ, trải những tấm chiếu lên cho “nghệ sĩ” biểu diễn. Chưa đến giờ bắt đầu, mà người dân trong làng đã đến đứng rất đông. Người già, người trẻ, con trai, con gái, ai cũng hồ hởi, mong chờ. Và rồi, sau hồi trống dồn dập, từ sau tấm màn, cô gái dẫn chương trình mặc tấm áo tứ thân bước ra chào mọi người và giới thiệu nhân vật. Các ca sĩ chèo ai cũng mặc trang phục đẹp, trang điểm hấp dẫn. Cô dẫn chương trình giới thiệu đến ai thì người đó bước lên chào mọi người. Sau đó, đương nhiên là đến tiết mục chính thức. Rõ ràng là em đã từng được xem vở chèo này rồi, mà sao hôm nay thấy hay quá. Từng cử chỉ, hành động của nhân vật sao mà thu hút quá. Em khóc cùng nàng Thị Kính tội nghiệp, căm giận khi ả Thị Mầu tác oai tác quái. Cùng chung cảm xúc ấy với em, là những người cũng đang ngồi xem bên cạnh. Chúng em cùng vui, cùng buồn với nhân vật. Cứ thế, buổi biểu diễn kéo dài suốt hơn ba tiếng, mà tưởng như chỉ có mấy mươi phút. Mãi đến lúc về, em vẫn bần thần không thôi. Thật mong rằng, em sẽ sớm được xem một buổi diễn chèo mộc mạc, giản dị mà hấp dẫn như thế này thêm lần nữa.
Em đã được xem một buổi biểu diễn âm nhạc đầy thu hút qua một buổi tối đi cùng gia đình. Buổi biểu diễn âm nhạc ấy khiến em nhớ mãi.
Sau khi đi ăn cùng gia đình. Cả nhà em vào rạp hát xem biểu diễn âm nhạc. Rạp hát thành phố trang hoàng thật lộng lẫy bởi muôn ngàn ngọn đèn đủ màu sắc được kết thành từng chùm đang thi nhau nhấp nháy. Trên sân khấu, tấm màn kéo buông xuống làm bằng vải nhung đỏ được ánh sáng hắt lên khiến nó càng đỏ tươi một cách lạ thường. Đúng 7 giờ 30 phút, buổi biểu diễn bắt đầu. Mở màn là một tiết mục hợp xướng với bài “Thế giới này là của chúng em” do hàng trăm bạn ở nhà văn hóa quận 1 trình bày. Các bạn hát rất hay, lời hát vang lên rộn rã, thôi thúc mọi người hãy chặn đứng chiến tranh trả lại hòa bình cho thế giới tuổi thơ. Bài hát kết thúc trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người.
Tiếp theo là bài hát ca ngợi đất nước với những truyền thống quý báu của dân tộc do hai bạn nữ biểu diễn. Lời hát của hai bạn trong trẻo, cao vút, em còn nhớ như in lời câu hát mở đầu “Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi, mỉa ngọt chè xanh bông trắng - lưng đồi...” Một lần nữa tiếng vỗ tay lại vang lên như thầm cảm ơn hai bạn đã truyền đến cho khán giả lòng tự hào về Tổ quốc Việt Nam. Chương trình còn có rất nhiều bài hát ca ngợi con người và đất nước do đơn ca, tốp ca trình bày, bài hát nào cũng hay, cũng làm say đắm lòng người.
Kết thúc chương trình là một điệu múa sạp do các bạn nhà văn hóa quận 5 trình bày. Các bạn mặc rất đẹp, trang phục theo kiểu các dân tộc. Khi tiếng nhạc vừa cất lên, từng đôi nhảy ra trông giống như những cô bướm xinh đẹp với những màu sắc rực rỡ đáng yêu đang tung cánh bay lượn. Các bạn gõ sạp cũng nhịp nhàng uyển chuyển không kém. Buổi biểu diễn kết thúc trong tiếng vỗ tay ngợp rạp hát. Dàn biểu diễn đứng trước khán đài cúi đầu chào khán giả, ai nấy đều rất vui vẻ, nụ cười đọng trên môi mãi không dứt. Bởi lẽ buổi biểu diễn ca nhạc này quá tuyệt vời.
Em mong rằng những buổi biểu diễn ca nhạc sẽ có nhiều hơn. Em rất thích biểu diễn ca nhạc.
Vào mùa hè năm trước,em và c2 được ba mẹ dẫn đi chơi Đầm Sen.Trong đó,có rất nhiều tiết mục,trò chơi vui nhộn,thú vị.Đúng 10 giờ,buổi biểu diễn nghệ thuật bắt đầu.Em cùng xem với ba mẹ và c2.Buổi diễn có những tiết mục như voi đi trên bóng,khỉ lái xe đạp và chó làm toán.Em thích tiết mục chó làm toán.Khi người huấn luyện giơ cái bảng tính 1+1 lên thì chú giơ 2 chân lên làm hiệu trả lời.Chú huấn luyện giơ bảng tính 2+1 là chú sủa ba tiếng.Cả khán phòng vỗ tay nồng nhiệt.Em rất thích tiết mục đó và mong sẽ được đi xem nữa
* Cảnh thiên nhiên :
+ Vượt thác : Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.
Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.
+ Sông nước Cà Mau :
Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
Kênh rạch chằng chịt.
Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.
Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.
* Nghệ thuật miêu tả :
+ Vượt thác : Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.
Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.
Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.
+ Sông nước Cà Mau : Lời kể theo ngôi thứ nhất.
Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.
Refer:
1,
Mẹ - hai tiếng bình dị và thiêng liêng vang lên từ sâu thẳm trái tim mỗi người. Có từ ngữ nào lại có thể diễn tả đầy đủ và chính xác hơn về tình mẫu tử thiêng liêng ấy hơn hai tiếng " mẹ hiền " . Mẹ là người sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi về bản thân để đổi lấy cho con phần đời hạnh phúc. Và đối với riêng tôi, mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
2,
Trong một xã hội phong kiến mà con người phải chịu cảnh gông cùm của những hủ tục hà khắc cùng sự chi phối của kim tiền, nỗi thống khổ dường như đã là định mệnh cho người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, họ là nạn nhân đáng thương nhất trong xã hội. Thế nhưng không vì thế mà những người phụ nữ ấy trở nên cũng khắc nghiệt như những gì mà số phận bắt họ phải gánh chịu. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện được cả nỗi đau lẫn vẻ đẹp không bao giờ phai của người phụ nữ thời xưa.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh, thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.
Chủ nhật, em được bố mẹ cho đi chơi chợ đêm. Chợ được trang trí khá đẹp mắt. Ra Hồ Gươm, em bỗng thấy một sân khấu ngoài trời dán áp phích: "Buổi biểu diễn của ca sĩ Khởi My".
Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Phía dưới sân khấu, khán giả ngồi chật ních tưởng như không còn cả một chỗ đứng. Tuy phải giành nhau từng chỗ ngồi nhưng họ vẫn vui vẻ. Dường như để được xemCô biểu diễn, mọi người không quan tâm tới một điều gì cả. Buổi biểu diễn bắt đầu. Không gian ồn ào lúc trước đã được thay bằng những điệu nhạc du dương. Từ sau tấm màn đỏ chói, cô ca sĩ trẻ bước ra sân khấu, vẻ mặt tươi cười chào khán giả. Âm thanh bài hát của Khởi Myvang lên thật tươi vui. Cô thướt tha trong tà áo dài trắng muốt. Với mái tóc được tết thành hai bím, trông Cô như một cô sinh viên ngây thơ. Cô cất lên giọng hát trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò. Điệu hát lúc trầm, lúc bổng khiến người ta nhớ lại thời sinh viên. Trên sân khấu, cô sinh viên thả hồn trôi theo bài hát. Ca sĩKhởi My bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, cô bước về một góc sân khấu hay xuống khán đài. Đến đâu, mọi người cũng hò hét , cuồng nhiệt hát theo cô và giơ cao băng rôn :Khỏe my là số một". Cả buổi tối hôm ấy, cô hát hết mình. Cô như không thấy mệt mỏi khi đem giọng ca tuyệt vời của mình phục vụ "fan" hâm mộ. Phía dưới khán đài, khán giả cổ vũ hết mình. Khán giả cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được thưởng thức giọng hát ấm áp của Cô
Ôi, sao mà nhanh vậy. Bài hát đã kết thúc.khởi my tươi cười chào khán giả và đón những bó hoa từ tay khán giả. Nghe những tràng pháo tay không ngớt của "fan`` hâm mộ, em biết tình cảm và sự hâm mộ của khán giả dành chokhởi my nồng nhiệt đến mức nào.
bài 2
Một nụ cười là mười thang thuốc bổ. Câu tục ngữ xưa đã dạy cho ta biết sống để vui, để yêu người và yêu đời.
Em thích xem các chương trình tấu hài trên màn ảnh nhỏ, đặc biệt là chương trình Gala cười. Một bộ sưu tập hài đặc sắc để ta cười về những thói hư tật xấu, về mối quan hệ giữa người với người và về lối sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ.
Nhân vật chính trong tiểu phẩm "Một giây tốc độ, ngàn năm nói ngọng." do chú Hữu Phước đảm trách. Chú có có dáng người dong dỏng cao, thao tác biểu diễn rất linh hoạt và uyển chuyển. Gương mặt rất nghiêm nghị với đôi mày rậm và hàng ria trên mép. Trang phục trên sàn diễn của chú bình thường nhưng nêu bật được nhân vật mà chú phải thu vai. Những lời thoại của kịch bản được chú truyền tải đến khán giả theo phong cách riêng biệt, hóm hỉnh. Từng tràng vỗ tay tán thưởng như sấm dậy sau mỗi câu nói ngắt, nghỉ, lên xuống giọng có ý tứ của chú. Điệu bộ có lúc ngây ngô, có lúc khôn ranh đã mang đến cho khán giả những trận cười hả hê.
Theo em, muốn làm nghệ sĩ phải có khiếu và phải yêu nghề. Phải sống với nhân vật, biết hóa thân thành nhân vật ấy dù là nhân vật chính diện hay phản diện. Em luôn quý trọng các nghệ sĩ làm nghệ thuật. Họ đã phục vụ cho mọi người những món ăn tinh thần như những liều thuốc bổ.
lên mạng mà điều tra ở đó có vô số bài tham khảo
học tốt!!!!!!!!!!!!!!!!!!
cảm ơn bạn nhiều nha