Kể về một tấm gương tốt trong cuộc chiến chống dịch covid-19 mà em biết
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiến sĩ áo trắng em vô cùng trân trọng là nhà khoa học Sarah Gilbert. Bà là mẹ đẻ của vacxin AstraZeneca ( chống Covid 19). Bà là người phát minh ra vacxin và có thể nhận được lợi nhuận khổng lồ nhưng bà đã từ chối để nhận bằng sáng chế Vacxin để chia sẻ công nghệ sản xuất đến với mọi người.
Bạn có thể search thêm để tìm hiểu rồi xây dựng câu chuyện chi tiết hơn nha
Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...
Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng
bn tham khảo nha:
Mỗi ngày, thế giới càng có nguy cơ diệt vong với số ca nhiễm và ca tử vong tăng khá cao. Chúng ta được biết rất nhiều tin tức về đại dịch Covid-19. Nó đã và đang đảo lộn thế giới, đảo lộn cuộc sống của chúng ta. Cho nên, tất cả mọi người dân, chính phủ, cả cộng đồng và xã hội đang chung tay vì một thế giới tươi đẹp. Thủ tướng Chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp phòng chống: '' Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng '' để việc cách ly, khoanh vùng đối tượng nghi nhiễm, đang và sẽ nhiễm nhanh, gọn hơn. Nhưng không phải chỉ một cá nhân mà có thể chống lại được dịch bênh này mà phải nhờ sự đoàn kết của tất cả mọi người. Chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, mỗi cá nhân phải tự ý thức được việc mình làm. Và cũng trong gia đoạn hiện nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại được thể hiện theo hướng rất tích cực. Nhân dân ta đã đưa ra phương châm yêu nước rằng: ''Ở nhà là yêu nước''. Thật phù hợp và thiết thực. Lòng yêu nước còn được biết đến với những hành động: quyên góc tiền của cho việc phòng chống, chia sẻ về tinh thần lẫn vật chất mà mình đang có cho những người chiến sĩ đang tham gia trên mặt trận đầy nguy hiểm. Đất nước chúng ta thật đẹp, thật cao cả, nước chúng ta còn xuất khẩu khẩu trang, đồ y tế cho nước ngoài. Những người dân nước ngoài cũng rất biết ơn chúng ta, luôn biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau khi gặp khó khăn. Đó cũng chính là truyền thống quý báu đáng tự hào của nước Việt Nam ! Nói chung, mỗi công dân chính là một tấm gương tốt, mỗi việc làm phòng chống của chúng ta cũng chính là một việc làm tốt và vô cùng ý nghĩa.
Nấu hàng ngàn suất cơm tặng người nghèo mỗi ngày
Trưa ngày 10/4, dưới cái nắng gắt giữa mùa khô, tại quán cơm chay Bình An, số 49, đường Ngô Quyền, Quận 10, những người chạy xe ôm, bán vé số dạo, người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn một bên đường theo từng vạch kẻ sẵn với khoảng cách 2m chờ đến lượt vào nhận cơm miễn phí. Bên trong quán, có khoảng gần chục người đang làm việc tất bật. Người lo nấu cơm, thức ăn; người cho cơm, thức ăn, canh vào hộp; người bỏ hộp cơm vào bịch bóng và chuyển ra bàn phát cơm; người bê từng thùng nước suối đóng chai ra bàn phát cơm; người đứng phát cơm tận tay người đến nhận. Cạnh đó là chiếc bàn để những bịch sữa phát thêm cho người già, trẻ em nhằm cung cấp thêm nguồn năng lượng chống chọi với dịch bệnh.
Bên cạnh quán cơm là con hẻm 51, tại đây một số người dân thấy việc làm nhân văn của chủ quán cơm đã cùng chung tay tham gia hỗ trợ như nhặt rau, củ, rửa, thái thức ăn… rồi chuyển vào bên trong bếp nấu ăn của quán để đầu bếp chế biến thức ăn với tinh thần tự nguyện.
Chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, ban đầu, hai vợ chồng dự tính vừa nấu cơm bán, vừa phát cơm miễn phí từ 50 - 100 phần cho người nghèo nhằm chia sẻ một phần khó khăn với họ. Tuy nhiên, khi có sự đóng góp của các mạnh thường quân, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh từ ngày 1/4 để nấu cơm phát cho người nghèo. Hiện nay, đối tượng được phát cơm không chỉ dừng ở người bán vé số, ve chai mà những ai cần thì vợ chồng đều phát, mỗi ngày phát gần 4.500 suất, gồm 1 hộp cơm, 1 chai nước suối, 1 quả chuối, người già và trẻ em còn nhận thêm bịch sữa.
Anh Tiến là một bệnh nhân F0 sau khi đc chữa trị anh đã tình nguyện ở lại phụ gíup các y bác sĩ tuyến đầu. Mặc dù đã đc các y bác sĩ cho xuất viện 3 lần anh vx quyết tâm ở lại phụ gíup họ.Hơn 100 bệnh nhân F0 đều quý mến anh Tiến.Vì anh đã gíup tâm trạng họ tốt hơn,chăm sóc cho họ rất tốt.
Covid-19 có lẽ là một từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua , nó là nỗi ám ảnh của không chỉ các nước trên thế giới, mà còn là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình và từng cá nhân trong xã hội. Xuất hiện từ năm 2019, cho đến nay, dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tất cả các nước trên thế giới đang chung tay để đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh. Việt Nam được đánh giá là một đất nước có nhiều cách làm hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh. Có được những kết quả đó là do sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của chính phủ, sự đồng thuận ủng hộ của toàn xã hội, đặc biệt là sự hy sinh thầm lặng, sự vất vả mà không có gì có thể kể hết của những y bác sĩ, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch. Tôi tự hào vì trong số những người ấy có mẹ tôi-người bác sĩ quân y.
Tôi còn nhớ như in, đó là vào một buổi chiều tháng 9 năm ngoái. Trời mưa tầm tã. Lúc đó khoảng hơn 4 giờ chiều, tôi thấy mẹ đi làm về. Khác hẳn mọi hôm, nay mẹ tôi rất vội vã. Tôi thấy lạ, nhưng không dám hỏi mẹ điều gì cả. Sau khi nấu ăn, mẹ lên phòng lấy chiếc ba lô, nhanh chóng sắp xếp quân tư trang cá nhân và đồ dùng sinh hoạt. Tôi cảm nhận như mẹ sắp có chuyến đi đâu dài ngày.
Sau khi sắp xong quần áo, cũng là lúc bố tôi về, rồi mẹ nói với bố tôi về việc phải vào đơn vị thực hiện nhiệm vụ đón công dân từ nước ngoài về cách ly, thời gian đi cũng chưa biết bao giờ về. Rồi mẹ dặn dò chị em chúng tôi ở nhà phải chăm học, nghe lời bố, ăn uống đầy đủ... Lúc ấy chị em chúng tôi cũng buồn lắm, vì từ ngày lớn lên đến giờ tôi chưa phải xa mẹ lấy 01 ngày.
Mẹ ôm hôn chúng tôi vào lòng rồi mẹ vào đơn vị, nhìn mẹ đội mưa đi trong buổi chiều tối tôi rất thương mẹ. Lúc ấy tôi ước, giá như không có dịch bệnh thì mẹ tôi và những người đồng đội không phải vất vả như thế.
Là một học sinh của Trường Trung học cơ sở Sơn Tây, tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong một gia đình mà cả bố và mẹ tôi đều là bộ đội. Bố tôi là sĩ quan chính trị, còn mẹ tôi là bác sĩ quân y. Bố và mẹ tôi cùng công tác tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. từ khi dịch Covid-19 hoành hành, những bác sĩ quân y như mẹ, và cả những chú bộ đội đều phải căng mình để tham gia chống dịch, họ quên ăn, quên ngủ để ngăn sự phát triển của dịch bệnh. Lúc ấy tôi cũng chưa hiểu nhiều lắm. Nhưng kể từ ngày mẹ tôi đi, tôi mới hiểu được sự vất vả của mẹ cũng như những người đồng đội trên tuyến đầu chống dịch. Mỗi tối, khi rảnh, mẹ đều gọi điện về hỏi thăm bố con tôi, nhìn mẹ trong bộ đồ bảo hộ, với lớp khẩu trang đến ngột ngạt và kín mít thì tôi hiểu sự vất vả và nguy hiểm đến mức nào, nhưng ánh mắt của mẹ vẫn sáng ngời và vững vàng niềm tin. Qua câu chuyện mẹ tôi kể, có rất nhiều đồng đội của mẹ vì quá sức mà ngất lên ngất xuống, vì chạy đua với việc chống dịch mà quên ăn quên ngủ.
Hằng ngày bố con chúng tôi quen có bàn tay chăm sóc của mẹ. Tôi nhớ những món ăn ngon do mẹ nấu, nhớ sự ân cần của mẹ chỉ bảo tôi học bài mỗi tối, nhớ tiếng mẹ mỗi sáng gọi chúng tôi dậy để chuẩn bị cho một ngày mới... nhưng nay mẹ đi làm nhiệm vụ, những công việc nhà lại do bàn tay của bố tôi quán xuyến tất cả. Thương bố, tôi lại nhớ mẹ nhiều hơn.
Sau 1 tháng mẹ tôi vẫn chưa được về. Mỗi ngày tôi đều hỏi bố và theo dõi ti vi xem dịch bệnh đã giảm chưa, nhưng khi thấy tình hình vẫn phức tạp và bao đơn vị phải làm trại ngủ ngoài rừng để nhường chỗ cho bệnh nhân cách ly, bao chiến sĩ phải cắm chốt nơi giáp biên...tôi cũng lại thấy thương mẹ nhiều hơn, thấu hiểu và tự hào nhiều hơn. Cũng có lúc tôi hỏi mẹ: sao mẹ không xin về với chị em con, mẹ tôi cười và bảo: ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ biết phần ai? tôi lại thấy việc làm của mẹ và những đồng đội thật ý nghĩa và cao cả.
Hai tháng trôi qua cũng là lúc mẹ tôi được về. Ngày mẹ về chúng tôi như vỡ òa trong hạnh phúc, những nhọc nhằn và vất vả của mẹ như chợt tan biến khi mẹ ôm hai chị em chúng tôi vào lòng. Những giọt nước mắt của mẹ đã rơi trên gò má. Mẹ khóc vì nhiệm vụ đơn vị giao đã hoàn thành, mẹ khóc vì được về bên chúng tôi yên bình, mẹ khóc vì thương những người đồng đội của mẹ ở nhiều nơi còn đang oằn mình vất vả chống dịch. Mẹ khóc chúng tôi cũng khóc theo, đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Nhưng tôi hiểu nếu còn dịch bệnh phức tạp thì việc mẹ tôi lại đi, những đồng đội của mẹ tôi còn nhiều vất vả, đó cũng là lẽ thường tình.
Kính thưa thầy cô, thưa các bạn!
Đây có lẽ là kỉ niệm tôi nhớ nhất và tự hào nhất về mẹ của tôi kể từ khi tôi lớn lên. Tôi luôn mong rằng, cả xã hội chung tay, dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, để mỗi gia đình được hạnh phúc bên nhau, để chúng ta-những học sinh lại được tung tăng cắp sách đến trường, để lại được nghe những bài cô giáo giảng, để lớn lên mỗi chúng ta luôn biết cảm ơn, trân trọng những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch hôm nay đã hy sinh cho cuộc sống thanh bình của ngày mai.
mình lập dàn ý cho bạn nhé !
MB: -tình người bắt nguồn từ đâu ?
Ý nghĩa của tình người (khái quát)
TB: -Ý nghĩa của tình người ( trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19)
- Biểu hiện của tình người là gì ?
- Biểu hiện của tình người trong mùa dịch này?
- Nêu tấm gương : các y bác sĩ áo trắng ; .... ko ngại hiểm nguy ;ko ngại dịch bệnh ; cứu giúp người
-Như vậy ; khẳng định ý nghĩa của tình người trong cuộc chiến chống lại covid 19
KB: -Nêu cảm nhận của bạn về tình người trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 ( yêu thương ; mến mộ ;...)
-Liên hệ bản thân ( em sẽ cố gắng học giỏi ; trở thành bác sĩ cứu giúp người;...)
chị / anh tham khảo 2 bài này nhé :
bài 1 :
Virus Corona đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế mà việc phòng bênh và ngăn chặn loại dịch này lan rộng là vô cùng quan trọng.
Những tấm gương tốt chính là ''những thiên thần áo trắng''. “Chúng tôi ra đường vì các bạn, mong các bạn ở nhà vì chúng tôi”. Ở đây muốn nói về những người vẫn phải việc, cống hiến lao động cho đất nước trong mùa dịch như là: các ý bác sĩ, người phục vụ trong khu cách ly, ... Và họ muốn những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh, Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn. ''Bỏ trốn khỏi khu cách ly không phải là một giải pháp tốt mà còn có thể gây hại cho chính bản thân, gia đình và xã hội''. Nếu chúng ta ở khu cách ly thì còn có thể được phục vụ, chăm sóc và chữa trị tốt hơn.
Trong cuộc chiến chống dich bệnh rất nguy hiểm hiện nay thì mọi người đã rất lao tâm khổ sức. Tuy ai ai cũng lo sợ, hoảng hốt nhưng không hề tỏ vẻ bỏ cuộc cũng như chán nản. Thứ dịch bênh khủng khiếp này đã giết chết bao nhiêu mạng người và đang làm lây nhiễm càng ngày càng nhiều hơn. Các người dân cũng và đang cố gắng phòng chống, sử dụng nhiều biện pháp như là: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trạng khi ra ngoài, giữ cho cơ thể ấm áp, hạn chế đến chỗ đông người, ăn uống đầy đủ chất, ... và một số biện pháp thông dụng khác.
Các vị tổng thống và chính phủ của các nước đang cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ dân của mình.Cùng nhau đưa những kiều bào để trở về quê hương trong tình hình nguy cấp hiện nay. Để trấn an đồng thời giúp cho việc chữa trị của dân mình được tận tình và chân thành nhất. Từ những việc đưa dân từ những vùng nhiễm dịch khác về nước đã thể hiện tình đoàn kết, tình đồng bào của người Việt Nam ta. Càng ngày đất nước càng giàu mạnh và sẽ phát triển hơn nữa nhờ sự bảo vệ và chân thành của thứ tình cảm vô giá này.
Từ những dân trích: ''Người VN ở nước ngoài thực sự cần thiết phải về nước, thì dù có nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức, thực hiện các yêu cầu, thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam'' và ''Lại một lần nữa, nhận mệnh lệnh từ thủ tướng, mệnh lênh từ trái tim, tình đồng bào ... Hãng hàng không Quốc gia VN- Vietnam Airlines bay thẳng vào tâm dịch, bay thẳng vào các châu Âu đón đồng bào trong tâm dịch về nước'' càng làm VN thể hiện tình đoàn kết. Việt Nam sẽ nổi tiếng với một sự đề cao về tinh yêu thương đồng loại. Nhân dân từ khắp các nước, từ người trong nước đến nước ngoài chắc chắn ai cũng sẽ thán phục đất nước chúng ta. Vì nước đã để lại một ấn tượng tốt đến mọi người toàn thế giới.
Đồng thời, mỗi người phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân cũng như giữ sức khỏe cho cả một cộng đồng. Đừng hành động khi chỉ suy nghĩ cho bản thân.
bài 2 :
Tinh thần nhân văn, chí tình chí nghĩa, luôn đùm bọc, che chở nhau lúc khó khăn, hoạn nạn đã trở thành một trong những phẩm chất cao đẹp của người Việt. Trong chiến tranh, đã có biết bao những con người quyết dứt áo ra đi, bỏ lại bức tâm thư không một ngày trở lại để phụng sự nhiệm vụ cao cả, đưa đất nước thoát khỏi ách kìm kẹp, nô lệ của đế quốc, thực dân ; biết bao tấm gương người lính đã đổ máu, để lại một phần thân thể nơi chiến trường, quyết hi sinh thân mình vì đồng đội, vì nhân dân ; và cũng có biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người hàng ngày khắc khoải chờ đợi tin con nơi bến quê nghèo, mong con thắng trận trở về để nấu cho con một bữa cơm, ru con như những ngày xưa bé nhưng chẳng còn được nữa. Những việc làm hết sức cao cả ấy đã trở thành biểu tượng cho tinh thần Việt Nam, cho ý chí Việt Nam, là dáng đứng đầy kiêu hãnh, tự hào của dân tộc trong những thử thách khốc liệt của lịch sử. Còn trong thời bình, đất nước không còn tiếng súng nhưng chúng ta vẫn phải đối đầu với những nhiệm vụ đầy thách thức, đòi hỏi ở mỗi người lòng quyết tâm và trách nhiệm đối với Tổ quốc. Vì vậy, trong thời dịch COVID–19, ý thức trách nhiệm của cộng đồng lại càng phải được nâng cao. Ở đó, có những con người đặc biệt, từ những nhà lãnh đạo cấp cao đến từng nhân viên y tế, từ những chiến sĩ bộ đội đến các y, bác sĩ,… tất cả đều có công lao to lớn trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh, mang lại ánh sáng của niềm tin đến với nhân dân. Họ xứng đáng được tôn vinh là những anh hùng trong thời bình, là những chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch đang đương đầu với mối nguy đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại.
em mới lớp 5 nên có j sai sót mong dc bỏ qua