K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

các bạn ráng giúp mình trước tuần 11 nha gianroi mình xin luôn á !!!!!khocroi

Tham khảo :

Ngay trước của nhà tôi có một cây nhãn lớn, chim về hót líu lo và làm tổ rất nhiều. Trong đó có một tổ ở chót vót trên tít cây cao, là mái ấm của mẹ con chim. Sau một đêm mưa to, gió lớn, sáng hôm sau, người ta thấy ở tổ chim chót vót trên cành cây cao, chim mẹ giũ lông, giũ cánh cho mau khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn còn khô nguyên.
Đêm hôm trước, trởi mưa đến là to sau bao nhiêu ngày dài ròng rã với cái nắng chói chang. Những cơn mưa bắt đầu ập đến từ chiều tà. Những đám mây đen kịt không biết từ nơi nao kéo tới, che phue kín cả bầu trời. Đám mây to khổng lồ, nặng nề , báo hiệu một cơn mưa rào thật lớn. Sấm nổ ầm ầm bên tai. Những tia chớp ngoằn nghèo, ánh lên snags rực cả bầu trời tối như mực. Bầu trời như một con người đang giận dữ. Gió thổi từng cơn, cuốn hết bao nhiêu là lá cành. Những cây nhãn, cây bàng, cây xoài,... ngả nghiêng trong cơn cơn gió.
Trái lại với sựdữ dội của cơn mưa sắp tới là hình ảnh của tổ chim, nơi trú ngụ của mấy mẹ con chim với vài ba chiếc lá, những cẳng cây được uốn lại thnahf vòng tròn. Tưởng như một cớn gió mạnh có thể khiến nó rơi xuống bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà chim mẹ hết sức lo lắng. Nó không biết làm sao để có thể giữ yên chiếc tổ mỏng manh của mình. Chim mẹ cứ bay đi lại bay lại như muốn kiếm tìm sự giúp đỡ. Nhưng thật chẳng may, chỉ có mình nó cô đơn mà thôi. Những con chim con non nớt trong tổ vô cùng sợ hãi. Những âm thanh đì đùng của sấm, từng cơn mạnh mẽ của gió, chớp nhì nhằng nơi xa khiến những chú chim non hoảng sợ, chúng kêu lên những tiếng thất thanh, lo sợ.
Và rồi, cơn mưa bắt đầu ập đến vào buổi đêm. Bắt đầu là những giọt li ti, thưa thớt. Dần dần mưa mỗi lúc một mạnh. Những giọt mưa trĩu nặng liên tiếp quật tới tấp vào chiếc tổ bé nhỏ của mấy mẹ con chim. Gió không ngừng rít, cành lá chao đảo. Cái cây phải oằn mình trước giông gió của trận mưa, mấy mẹ con chim cũng phải gắng sức chống chọi với phong ba bão táp. Những tiếng kêu hoảng hốt của chim non vang lên không ngớt.
Mưa to tưởng như cuốn trôi đi tất cả. Thế nhưng mọi hiểm nguy rồi cũng qua đi. Những chú chim non nhờ có sự bảo vệ, bao bọc của mẹ mà có thể say giấc nồngvà không bị ướt. Chim mẹ tuy có vẻ mệt mỏi nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc vì đã bải vệ được đứa con của mình.
Sự can đảm, vững vàng của chim mẹ là hình ảnh thật khiến người ta nể phục. Hình ảnh chim mẹ gợi cho ta thấy vẻ đẹp của tình mẫu tử trong cuộc sống. Mẹ có thể hi sinh tất cả, bảo vệ con trước những giông tố của cuộc đời.

9 tháng 6 2021

Bài làm

Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ giũ giữ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên. Thì ra… 

Hôm qua, khi trời vừa tối thì cũng là lúc những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mặt đất. cây cối nghiêng ngả bởi gió mạnh dần lên, mưa xối xả ào đến. Từ trên cây lim già, chim mẹ vô cùng lo lắng. Các bạn chim đã hốt hoảng bay đi tìm chỗ trú ẩn, còn nó lúng túng trước đứa con út bé bỏng chưa đủ sức bay xa. Nhìn bầu trời đen kịt, gió rít ào ào, chớp giật xé rách bầu trời, sấm như trống thúc liên hồi mà lòng dạ nó tơi bời. Nó không thể bỏ con lại mà bay đi. Cắp con theo mà chống chọi với dông bão, cơn giận điên cuồng của trời đát thì nó không đủ sức. Chim mẹ quyết định cùng con ở lại tổ, phải lấy thân mình che chở cho con. Lúc này tiếng gió thổi tạt đi nhửng tiếng kêu non nớt của chú chim mới chào đời chưa được bao nhiêu. Có lẽ đây là lần đầu tiên chú chim nhỏ tận mắt thấy được sự khốc liệt của cuộc sống, của bão tố.

Chúc rúc vào lòng mẹ, miệng kêu chiếp chiếp liên tục. Chim mẹ dang đôi cánh bé nhỏ che chở cho con. Đối với chú đôi cánh ấy lúc bấy giờ là một ngôi nhà ấm ấp, che chắn cho chú trong trận mưa bão đầu tiên này.

Mưa càng ngày càng lớn. Mưa như trút hết những tức tối, bực bội của đất trời sau bao ngày nắng nóng triền miên. Chim mẹ ủ con vào lòng. Cánh sải rộng ra, móng chim bám chặt vào tổ, nó cố sức ghì chắc để giữ cái tổ mà nó đang xoay các hướng nằm bức ra khỏi ngọn cây. Mưa xối xả vào đầu, mắt, vào da thịt chim mẹ. Nó nghiến răng chịu đau, chịu xót, chịu sự rát bỏng của gió, mưa. Nó phải bảo vệ để không một giọt mưa, không một làn gió nào xâm hại đến đứa con đang run lên vì sợ hãi. Bằng tình thương lớn lao, chim mẹ cố sức chống lại bão tố, chống lại gió thét mưa gào để giữ sự bình yên cho con.

Chú chim non trong đêm đó đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết, có lẽ sự che chở của chim mẹ đã làm cho chú yên tâm, tin tưởng.

Thế rồi một ngày mới lại bắt đầu. Cơn bão đã ngừng. Mưa cũng ngừng rơi và gió cũng ngừng thổi, nhanh như khi nó đến bất chợt vậy. Những tia nắng đầu tiên đã chiếu xuống. Ánh nắng càng làm rõ những giọt nước còn đọng lại trên cành cây, kẽ lá và cả trên người con chim mẹ. Nó khiến chịm mẹ bừng tỉnh. Mọi chuyện xảy ra như một giấc mơ hãi hùng. Nhìn đứa con nhỏ đang say giấc nồng, lông cánh khô nguyên, nó xiết bao sung sướng. Yên tâm, nó khẽ khàng bước ra ngoài tổ, giữ đi những giọt nước mưa cuối cùng còn sót lại, rỉa lông cánh cho mượt mà và chào đón những tia nắng rơi nhẹ xuống tổ chim.

Câu chuyện của hai mẹ con họa mi thật cảm động. Nó khiến chúng ta nghĩ tới công lao và tấm lòng của người mẹ đối với con cái. Ta thầm cảm ơn và yêu quý mẹ ngàn lần.

18 tháng 12 2016

Tôi, một cây xanh còn sống sót sau 1 trận cháy rừng lớn do chính tay con người, những người vô trách nhiệm đã phá hỏng khu rừng đẹp đẽ của chúng tôi.

Đã có ai tự hỏi rằng:" Mình đã làm đúng vc j hay chưa". Nếu làm đúng rồi sao lại phá khu rừng này, con người đã giết ***** thiên nhiên của chúng tôi, giết chết chính ân nhân đã bảo vệ họ khỏi thiên tai lũ lụt. Chỉ bằng một tàn thuốc mà cả khu rừng của chúng tôi bị thiêu rụi hoàn toàn. Đó là do ai, do chính bản thân những con người vô trách nhiệm, nếu họ dập tàn thuốc trước khi vứt xuống dưới nơi mà chúng tôi sống thì đâu có đến nỗi như ngày hôm nay. Anh cj em của tôi, những người thân duy nhất của tôi, bây giờ họ đã không còn trên cõi đời này. Chính tôi đã chứng kiến tất cả sau 1 đêm, đầu tiên, ngọn lửa chưa lan rộng, giá như lúc đó có ai đó dập nó đi thì nó cx đâu lan ra rộng đến vậy, nhưg điều đó ko xảy ra, ko ai đến cứu chúng tôi khỏi sự diệt vog của thần chết. Đám cháy ấy cuối cùg cx lan ra đến gia đình của chúng tôi. Bố tôi, trụ cột của gia đình và cx chính là ng bị thần chết mag đi đầu tiên, đám lửa đỏ rực thiêu cháy toàn bộ thân bố một cách từ từ, tôi nghe văng vẳng giọng bố vẫn còn i ỉ một cáh đau đớn và tôi đã khóc. Dần dần, đám lửa thiêu toàn bộ gia đìh, đám lửa đã lan ra tới chỗ tôi, tôi tưởng rằng thế là cuộc đời đến đây là kết thúc, nhưg dường như thần chết đã đi lối khác, đám lửa bị dập tắt. Dường như đã có ai đó dập tắt đám lửa chết chóc ấy, và ko ai khác, đó chíh là con người. Tôi tưởng rồi con người nào cx sẽ giống như con người nào, đều vô trách nhiệm như nhau, nhưg tôi nhận ra tôi đã thực sự lầm, có những cn ng vẫn còn lương tâm, vẫn có trách nhiệm vs thiên nhiên như tôi đây. Dù là cái cây sống sót cuối cùg, tôi vẫn sẽ cố gắng mạnh mẽ, mạnh mẽ để gia đìh ở nơi nào đó đc vui và để gặp nh người tốt biết bảo vệ chúng tôi như chúng tôi đã bảo vệ họ.

 

18 tháng 12 2016

cái đoạn có dấu * là "chết mẹ" nhé

10 tháng 4 2022

Tham khảo:

Trong khu rừng cây rậm rạp, um tùm có một chú Bướm vàng với những chấm đen trên cánh đang xập xòe nhởn nhơ dạo chơi. Bướm bay qua những cành cây với một vài bông hoa đang nở rộ đón chào.

Bỗng Bướm phát hiện một chú Ong mật đang mải mê hút mật trên một bông hoa mà Bướm vừa đến. Bướm bay tới, buông lời thỏ thẻ:

– Chào Ong mật, đến hôm nay tôi mới gặp lại bạn. Ô, lúc nào bạn cũng cần cù hút mật. Tại sao bạn không đi du ngoạn, vui chơi như tôi? Trời cho ta đôi cánh để bay lượn tung tăng kia mà! Chúng ta thật diễm phúc, suốt đời chỉ biết du ngoạn mà thôi, phải không Ong?

– Ô, bạn nói sao? Suốt đời bạn chỉ biết du ngoạn thôi à! Không thể đơn giản như thế đâu, cũng có đến một lúc nào đó bạn nên làm việc như tôi đây này, Bướm ạ!

Vẫn cái giọng thỏ thẻ ấy vang lên:

– Trời cho ta đôi cánh, còn con người ở đời lại được đôi chân. Cánh chẳng để bay nhởn nhơ, chân chẳng để rong chơi thì để làm gì? Bạn chẳng biết gì cả, suốt ngày lo làm lụng, thật là mệt nhọc. Còn tôi chỉ biết bay khắp nơi, bay dập dìu qua những rừng cây trái ngọt, những vườn hoa màu sắc rực rỡ suốt cả bốn mùa. Xuân đến, loài bướm chúng tôi được khoác lên những bộ trang phục mới để dạo chơi, thật là hạnh phúc!

Ong vốn ít nói nhưng nghe cái giọng chua loét ấy của Bướm, bèn cất tiếng:

– Bướm có biết con người nói gì về chúng ta không? Bướm suốt ngày chỉ biết rong chơi, còn loài Ong chúng tôi bay đây đó để tìm mật giúp con người chữa bệnh và đem lại cuộc sông con người nhiều điều tốt đẹp.

Bướm nghe thế, vội tranh cãi:

– Ô, cuộc sống bạn lúc nào cũng bận bịu, vất vả như vậy, ai mà chịu được. Các nhà khoa học đã bảo rằng xã hội loài ong là một xã hội nghiêm ngặt, đi làm về phải có phấn hoa, có sản phẩm thì mới được vào cửa, mà khi vào không được lộn cửa lộn nhà. Còn nếu không có sản phẩm thì đừng hòng vào cửa. Ôi! Cuộc sống của bạn sao lại gò bó như thế! Còn cuộc sống tôi thì khác hẳn, suốt ngày tôi chỉ biết dạo chơi, chỉ biết đi khắp nơi để tìm nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Tôi không phải làm nhiều chi cho cực cái thân!

Tuy trò chuyện với Bướm nhưng Ong vẫn không ngừng làm việc. Ong vẫn mải mê hút mật. Nghe Bướm nói, Ong rất bực mình nhưng cố lặng thinh bởi Ong còn làm biết bao công việc. Trong khu rừng bao la này có biết bao bông hoa chứa đầy ắp mật vàng óng đang chờ đón Ong. Vì vậy, Ong không nỡ bỏ lỡ công việc để phân giải đối với gã Bướm lười biếng này Ong phải đi làm đây. Ong sẽ chắt chiu cho con người những giọt mật ngọt ngào tươi mát và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày tốt đẹp hơn.

10 tháng 4 2022

Tham khảo

Trong khu rừng cây rậm rạp, um tùm có một chú Bướm vàng với những chấm đen trên cánh đang xập xòe nhởn nhơ dạo chơi. Bướm bay qua những cành cây với một vài bông hoa đang nở rộ đón chào.

Bỗng Bướm phát hiện một chú Ong mật đang mải mê hút mật trên một bông hoa mà Bướm vừa đến. Bướm bay tới, buông lời thỏ thẻ:

– Chào Ong mật, đến hôm nay tôi mới gặp lại bạn. Ô, lúc nào bạn cũng cần cù hút mật. Tại sao bạn không đi du ngoạn, vui chơi như tôi? Trời cho ta đôi cánh để bay lượn tung tăng kia mà! Chúng ta thật diễm phúc, suốt đời chỉ biết du ngoạn mà thôi, phải không Ong?

 

– Ô, bạn nói sao? Suốt đời bạn chỉ biết du ngoạn thôi à! Không thể đơn giản như thế đâu, cũng có đến một lúc nào đó bạn nên làm việc như tôi đây này, Bướm ạ!

Vẫn cái giọng thỏ thẻ ấy vang lên:

– Trời cho ta đôi cánh, còn con người ở đời lại được đôi chân. Cánh chẳng để bay nhởn nhơ, chân chẳng để rong chơi thì để làm gì? Bạn chẳng biết gì cả, suốt ngày lo làm lụng, thật là mệt nhọc. Còn tôi chỉ biết bay khắp nơi, bay dập dìu qua những rừng cây trái ngọt, những vườn hoa màu sắc rực rỡ suốt cả bốn mùa. Xuân đến, loài bướm chúng tôi được khoác lên những bộ trang phục mới để dạo chơi, thật là hạnh phúc!

Ong vốn ít nói nhưng nghe cái giọng chua loét ấy của Bướm, bèn cất tiếng:

– Bướm có biết con người nói gì về chúng ta không? Bướm suốt ngày chỉ biết rong chơi, còn loài Ong chúng tôi bay đây đó để tìm mật giúp con người chữa bệnh và đem lại cuộc sông con người nhiều điều tốt đẹp.

18 tháng 12 2021

Khi lìa xa vòng tay mẹ, tôi thấy hoang mang và hơi sợ hãi trong cánh rừng hoang vu này. Tôi bay theo làn gió rồi hạ cánh xuống thảm thực vật ấm áp của rừng già. “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!” tôi tự nói và tự nhủ với lòng mình như vậy. Thế rồi tôi chìm vào giấc ngủ đông như bao đời tổ tiên của tôi.

Và tôi mơ … dường như có chú nai vàng ngơ ngác nào đó đạp lên thảm lá khô của rừng già, vô tình làm cho tôi lún sâu vào lòng đất. Những cơn mưa của mùa đông làm thân thể tôi ướt sũng, lớp vỏ cứng cáp của tôi bắt đầu mềm nhũn, tôi cảm thấy cái lạnh thấu xương len lỏi vào thân thể. Tôi không thể chịu nổi và bất chợt tôi rùng mình làm cho lớp vỏ của tôi nức nẻ, một cái rễ nhọn hoắc của tôi nhô ra đâm mạnh vào đất. Những mao mạch bắt đầu hoạt động vận chuyển dưỡng chất vào cơ thể tôi. Tôi thấy mình thật khoẻ mạnh, tôi vươn vai đứng dậy lớp vỏ bỗng bật ra hoàn toàn, hai lá mầm non xanh mềm mại vươn lên. Tôi hé mắt nhìn mọi vật xung quanh toàn những gốc cổ thụ xù xì cất tiếng:

- Chào bé!
- Dạ chào ông! Tôi lí nhí.

Phía xa kia cũng có một bạn như tôi vừa mới nhú lên đang ngơ ngác lạ lẫm trước khung cảnh mới thấy này. Từ đâu đó, phía chân trời loé lên một tia sáng mạnh mẽ xuyên ta từng kẽ lá chiếu thẳng vào tôi.

Và tôi chợt tỉnh giấc, chao ôi! Sao tôi thay đổi quá nhiều vậy? Tôi không còn là hạt dẻ gai bé bỏng nữa mà giờ đã trở thành một cây dẻ gai con mơn mởn. Những rễ của tôi bám chặt vào lòng đất, hai lá mầm của tôi xanh ngắt đang tận hưởng ánh nắng ấm áp lạ thường. Chao ôi! Đây không phải là mơ, mà sự thật là tôi đã lớn lên rồi.

 



Mùa xuân đã đến và tôi là một cây dẻ gai non đang đón mùa xuân đầu tiên trong cuộc đời. Hoà chung với không khí đón xuân của rừng già, những chú chim lạ hoắc lần đầu tôi được thấy đủ màu, đủ sắc sặc sỡ đang thi nhau ca hát. Và mẹ dẻ gai của tôi từ xa đang vương những cành lá sum suê chào đón tôi. Tôi vui mừng và gọi:

- Mẹ ơi! Con đã lớn rồi mẹ ơi!

Mẹ tôi khẽ xao động, cất tiếng cười mãn nguyện:

- Chúc con của mẹ mỗi ngày một mạnh khoẻ, mẹ yêu con!

- Con yêu mẹ! Tôi hét lên vang dậy cả khu rừng. Tôi nhảy múa tung tăng, đón ánh nắng mai ấm áp, và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp trong cánh rừng yên bình này.

 



Ngày tháng trôi qua, xuân tàn hè đến. Những cái nắng gay gắt của mùa hè làm cho thân thể tôi như khô cứng lại, làn da mềm mại, mịn màng ngày nào giờ bỗng trở nên cứng cáp sẫm màu hơn. Những cành và lá xanh cũng rắn rỏi hơn nhờ sự quang hợp không ngừng nghỉ của tôi. Rồi mùa hè khắc nghiệt cũng qua...  Mùa thu đến, những làn gió mát rượi xua tan đi cái nóng rát của mùa hè, những cơn mưa bất chợt tưới mát thân thể tôi. Tôi đã cao lớn lên nhiều. Rồi mùa đông đến, những cơn gió mang hơi lạnh phả vào mặt làm tôi co ro, nép mình vào những gốc cổ thụ. Rồi gió bão đến, mưa tầm tã, mưa nghiêng ngả, mưa xối xả, gió rít từng hồi, một số cây cổ thụ gãy cành rơi ầm ầm xuống bên cạnh tôi. Tôi lấy hết sức nương mình theo gió, thân thể tôi giãn ra, cành lá căng ra,… Mẹ tôi phía xa cũng đang gồng gánh đàn em còn chưa tượng hình nhưng cũng gắng hết sức nhắn nhủ tôi:

 



- Con hãy cố lên! Mẹ biết con làm được, cố lên con nhé!

Rồi bão cũng qua đi, mùa xuân lại về, khu rừng già lại tưng bừng như chưa từng có cơn bão nhiệt đới khủng khiếp xảy ra.

Trải qua nhiều năm, giờ đây tôi đã là một cây dẻ gai thực thụ. Một cây dẻ gai cường tráng, sum suê cành lá. Cảm ơn mẹ đã cho con cuộc sống, cảm ơn mẹ đã dạy con nên thân. Giờ đây con đã trưởng thành và mẹ cũng sắp có cháu rồi. Chúc mẹ luôn mạnh khoẻ, trường thọ. Con yêu mẹ!

18 tháng 12 2021

Bạn ko đc chép trên mạng:(

 

Ví dụ nào trong các ví dụ sau là quần thể sinh vật? Nếu không phải là quần thể sinh vật thì cho biết tại sao?1/ Bầy voi trong một khu rừng rậm châu phi.2/ Tập hợp các con cá chép trong một ao cá nuôi.3/ Tập hợp các con thỏ sống trong một rừng mưa nhiệt đới.4/ Đám lục bình trong một hồ nước tự nhiên.5/ Tập hợp các con sư tử thuộc 3 khu rừng khác nhau.6/ Tập hợp các con chó nuôi trong nhà.7/ Các cá thể cá cùng...
Đọc tiếp

Ví dụ nào trong các ví dụ sau là quần thể sinh vật? Nếu không phải là quần thể sinh vật thì cho biết tại sao?

1/ Bầy voi trong một khu rừng rậm châu phi.
2/ Tập hợp các con cá chép trong một ao cá nuôi.
3/ Tập hợp các con thỏ sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
4/ Đám lục bình trong một hồ nước tự nhiên.
5/ Tập hợp các con sư tử thuộc 3 khu rừng khác nhau.
6/ Tập hợp các con chó nuôi trong nhà.
7/ Các cá thể cá cùng sống trong một hồ nước tự nhiên.
8/ Tập hợp các con voi sống trong thảo cầm viên.
9/ Một tổ mối.
10/ Tập hợp các cây thông trong một rừng thông.
11/ Tập hợp các con chuột ở 2 cánh đồng ruộng xa nhau.
12/ Tập hợp các con cá sấu trong một rừng ngập mặn ven biển.
13/ Đàn trâu rừng trên một đồng cỏ.

0
15 tháng 9 2019

Đáp án B

Quan hệ hỗ trợ có thể cùng loài hoặc quan hệ hỗ trợ khác loài.

Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể hỗ trợ nhau kiếm ăn, săn mồi, sinh sống và chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường cũng như chống lại kẻ thù.

Những mối quan hệ hỗ trợ là:

Mối quan hệ 1: Hai con sói đang săn một con lợn rừng

Mối quan hệ 2: Những con chim hồng hạc di cư thành đàn về phương Nam.

Mối quan hệ 3: Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.

Mối quan hệ 7: Khi gặp kẻ thù trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.

Mối quan hệ 8: Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.

Những hiện tượng còn lại không phải mối quan hệ hỗ trợ, có thể là cảm ứng của thực vật (các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng) hoặc là cạnh tranh.

→ tự tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau...

24 tháng 11 2017

Chọn D

Quan hệ hỗ trợ có thể cùng loài hoặc quan hệ hỗ trợ khác loài.

Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể hỗ trợ nhau kiếm ăn, săn mồi, sinh sống và chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường cũng như chống lại kẻ thù.

Những mối quan hệ hỗ trợ là:

Mối quan hệ 1: Hai con sói đang săn một con lợn rừng

Mối quan hệ 2: Những con chim hồng hạc di cư thành đàn về phương Nam.

Mối quan hệ 3: Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.

Mối quan hệ 7: Khi gặp kẻ thù trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.

Mối quan hệ 8: Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.

Những hiện tượng còn lại không phải mối quan hệ hỗ trợ, có thể là cảm ứng của thực vật (các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng) hoặc là cạnh tranh. → tự tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau...

9 tháng 4 2017

Chọn D

Quan hệ hỗ trợ có thể cùng loài hoặc quan hệ hỗ trợ khác loài.

Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể hỗ trợ nhau kiếm ăn, săn mồi, sinh sống và chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường cũng như chống lại kẻ thù.

Những mối quan hệ hỗ trợ là:

Mối quan hệ 1: Hai con sói đang săn một con lợn rừng

Mối quan hệ 2: Những con chim hồng hạc di cư thành đàn về phương Nam.

Mối quan hệ 3: Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.

Mối quan hệ 7: Khi gặp kẻ thù trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.

Mối quan hệ 8: Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.

Những hiện tượng còn lại không phải mối quan hệ hỗ trợ, có thể là cảm ứng của thực vật (các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng) hoặc là cạnh tranh. → tự tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau...