Câu 1. Hành vi nào sau đây em cho là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Thả động vật hoang dã về rừng.
C. Giữ vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở.
B. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.
D. Phá rừng để trồng cây lương thực .
Câu 2. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em ?
A. Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
B. Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hoà nhập với cộng đồng.
C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc.
D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
Câu 3. Mê tín dị đoan là :
A. Đi lễ chùa. B. Thắp hương trên bàn thờ.
C. Cúng đất đai. D. Chữa bệnh bằng bùa phép.
Câu 4.Việc làm nào thể hiện tính kế hoạch ?
A. Làm đến đâu thì hay đến đấy.
B. Chỉ cần lập kế hoạch cho những việc quan trọng
C. Từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần có kế hoạch.
D. Chỉ nên lập kế hoạch ngắn hạn.
Câu 5 Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.
B.Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
C.Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
D.Không cho con gái đến trường học.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Thả động vật hoang dã về rừng.
B.Trồng cây phủ xanh đất trống,đồi trọc.
C.Phá rừng để trồng cây lương thực.
D.Khai thác rừng theo kế hoạch.
Câu 7. Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Đền Hùng(Phú Thọ).
B. Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
C. Di tích Mĩ Sơn .
D. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Câu 8: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là:
A. Năng lượng khí đốt
B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng nhiệt từ mặt trời
D. Năng lượng từ than củi
Câu 9: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh:
A. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại
B. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật
C. Trong đất có nhiều than đá
D. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất
Câu 10: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu)
A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước
B. Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật
C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước
D. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt
Câu 11: Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:
A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn
B. Tăng cao độ phì cho đất
C. Bảo vệ động vật hoang dã
D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất
Câu 12: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:
A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới
Câu 13: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người?
A. Cung cấp động vật quý hiếm
B. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp
C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt
D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật
Câu 14: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là
A. Bảo vệ các loài sinh vật
B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
D. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng
Câu 15: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây?
A. Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã.
B. Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm
C. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia
D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
Câu 16: Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:
A. Trồng cây gây rừng
B. Tiến hành chăn thả gia súc
C. Cày xới để làm nương, rẫy để sản xuất lương thực
D. Làm nhà ở
Câu 17: Những hành động nào sau đây làm suy thoái môi trường:
A. Trồng cây trên đồi trọc
B. Săn bắt động vật quý hiếm
C. Không chặt phá rừng bừa bãi
D. Săn bắt động vật quý hiếm – phun thuốc trừ sâu
Câu 18: Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đất trọc, đất trống là:
A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu
B. Cho ta nhiều gỗ
C. Phủ xanh vùng đất trống
D. Bảo vệ các loài động vật
Câu 19: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ nguồn gen sinh vật
B. Tạo khu du lịch
C. Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật
D. Hạn chế diện tích rừng bị khai phá
Câu 20: Những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã là
A. Bảo vệ tài nguyên sinh vật - bảo vệ các khu rừng già.
B. Trồng thêm cây và gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật.
C. Bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa
D. Bảo vệ các động vật quý hiếm, xây dựng các vườn quốc gia
Giải giúp với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
b) Hành động phá hoại môi trường: chặt cây, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
Câu 23: Nếu luật bảo vệ môi trường không qui định: " nghiêm cấm săn bắn động vật hoang dã" thì hậu quả có thể xãy ra là:
A. Khai thác cả khu rừng đầu nguồn.
B. Gây lãng phi và thoái hóa đất.
C. Động vật hoang dã bị khai thác dẫn đến cạn kiệt
D. Nguồn gen quý hiếm của động vật hoang dã không được bảo vệ.
Câu 24. Nếu luật bảo vệ môi trường không qui định: " Có qui hoạch sử dụng đất , kế hoạch cải tạo đất " thì hậu quả về sử dụng đất có thể là
A. Khai thác cả rừng đầu nguồn
B. Gây lãng phí và thoái hóa đất.
C. đổ chất thải gây ô nhiễm.
D. Chất độc gây hại nhiều nguy cơ nguy hiểm cho con người.
Tham khảo!
Hiệu quả của các biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:
1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã: Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).
3. Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).
4. Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Đáp án C
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động: 1,3,5