K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mỗi lần nắng mới hắt bên song. Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi. Hình dáng Me tôi chửa xoá mờ, Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo, Trong ánh trưa hè,...
Đọc tiếp

Mỗi lần nắng mới hắt bên song.
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng Me tôi chửa xoá mờ,
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo,
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa
.

Câu 1. Trong văn bản trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Hình ảnh “Me tôi” trong trí nhớ của tác giả hiện lên qua những chi tiết cụ thể nào?

Câu 3.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trọng văn bản và nêu tác dụng của chúng?

Câu 4. Trong những chi tiết gợi nhớ về người mẹ của tác giả, anh/ chị ấn tượng nhất với hình ảnh nào? Hãy bày tỏ những xúc cảm của mình về chi tiết đó?

1
13 tháng 4 2020

Câu 1: Phương thức biểu cảm.
Câu 2: Nỗi nhớ mẹ của Lưu Trọng Lư.
Câu 3: Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ:
Hoán dụ: “Nét cười đen nhánh” nhằm chỉ nụ cười của mẹ.
Tác dụng: Hình ảnh người mẹ hiện lên vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp kín đáo.
Câu 4: suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.
-Hình thức: một đoạn
-Nội dung cần có những ý sau:
+Tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tình mẫu tử thể hiện sự gắn kết kì diệu giữa con và mẹ, là tình cảm nâng đỡ, dìu dắt mỗi con người đến sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn.
+ Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng cần biết trân trọng tình cảm cao quý đó bởi chính tình mẫu tử hướng con người đến những hành động tốt đẹp để dần hoàn thiện nhân cách của mình.

13 tháng 4 2020

cảm ơn nha :3

1. Nhân vật trữ tình: nhân vật "tôi" - người con. 

Đối tượng trữ tình: người mẹ của nhân vật "tôi". 

2. Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ nhung da diết về người mẹ đã khuất của nhân vật "tôi". Qua đó ta cảm nhận được tình yêu thương và sự trân trọng của đứa con dành cho người mẹ. 

3. Mạch cảm xúc: 

- Nỗi nhớ dành cho người mẹ. 

- Hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp bên mẹ

- Phục dựng hình ảnh của người mẹ trong quá khứ 

1 tháng 10 2023

bài nắng mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè...
Đọc tiếp

Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. (Nắng mới, Lưu Trọng Lư) 1 chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ. Điều gì đã gợi cảm hứng cho tác giả nhớ về người mẹ của mình? 2 Câu thơ '' Nét cười đen nhánh sau tay áo'' gợi lên điều gì? 3 chỉ ra bptt trong câu thơ ''Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội'' và nêu tác dung của bptt đó 4 Nêu nội dung chính của bài thơ 5 Từ kỉ niệm riêng của nhà thơ Lưu Trọng Lư đã gợi trong em những cảm xúc gì về một người thân yêu nhất của mình?

Giúp tui dzới =((((

2

Câu 1: Những câu thơ miêu tả người mẹ là "Áo đỏ người đưa trước giậu phơi", "Nét cười đen nhánh sau tay áo", “Hình dáng Mẹ tôi chửa xóa mờ”.

Điều đã gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả là: nắng mới hắt bên song, gà trưa gáy não nùng khiến lòng tác giả buồn rười rượi rồi chìm vào dòng cảm xúc nỗi nhớ dành cho người mẹ của mình 

Câu 2: Nét cười đen nhánh sau tay áo" thể hiện:

- Sự vất vả của người mẹ nhưng lại luôn luôn dùng nụ cười che giấu đi sự lo toan và khó khăn của cuộc sống.

- Điều này cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống và tình yêu thương của mẹ đối với các con. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ "Mỗi lần nắng mới reo ngoài nộ" là nghệ thuật: Nhân hóa. 

- Tác dụng:

+ Khiến hình ảnh thơ giàu sức gợi tăng sức biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

+ Nắng mới cất tiếng reo vui đã mở ra một không gian sinh động, rực rỡ đầy màu sắc.

+ Qua đó thấy được thiết tha  và nỗi niềm mong nhớ của tác giả về môt thời đã qua.

4. Nội dung chính của bài thơ là:  Dòng hồi tượng của nhà thơ về những ngày tháng bên mẹ. Tất cả những kỉ niệm đều được gợi lên từ những hình ảnh thiên nhiên gần gũi như nắng mới cất tiếng reo vui, gà trưa gáy, áo đỏ mẹ đưa trước giậu phơi... càng khắc sâu thêm nỗi nhớ vào trong lòng tác giả. Qua đó ta thấy được tình yêu mẹ vô bờ bến và nỗi nhớ thương da diết của tác giả.

5. Từ kỉ niệm riêng của nhà thơ Lưu Trọng Lư gợi cho em cảm xúc nhớ thương với người bà của mình. Đã từ rất lâu rồi em đã không được gặp bà của mình, không về thăm lại quê hương - nơi em đã dành cả thời thơ ấu của mình ở đó. Bài thơ như một lời thôi thúc chúng ta trở về với vòng tay của những người thân yêu đã xa cách lâu ngày chưa có dịp về thăm.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mỗi lần nắng mới hắt bên song. Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi Hình dáng mẹ tôi chưa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra; Nét cười...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mỗi lần nắng mới hắt bên song. Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi Hình dáng mẹ tôi chưa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra; Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước dậu thưa Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản Câu 2:Điều gì đã gợi hứng khiến thì nhân nhớ về người mẹ của mình Câu3 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thật trong câu thơ :Nét cười đen nhánh sau tay áo Câu 4: Suy nghĩ về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ (5-7câu)

0
2 tháng 4 2017

Chọn đáp án: D → Điệp đầu nghe

2 tháng 12 2021

d nha iem

Đọc thầm bài thơ sau:TIẾNG GÀ TRƯATrên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:"Cục, cục tác... cục ta..."Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ.Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắng.Cứ hằng năm, hằng nămKhi gió mùa đông tớiBà lo đàn gà toiMong trời đừng...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài thơ sau:

TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục, cục tác... cục ta..."

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Cứ hằng năm, hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Đế cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Từ "nghe" được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì?

A. Tả tiếng gà lan toả rất xa. 

B. Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh bộ đội.

C. Tả tiếng gà ngân dài.

2
11 tháng 11 2019

Chọn B

16 tháng 12 2021

Từ "nghe" được nhắc lại nhiều lần có tác dụng:

B. Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh bộ đội

15 tháng 8 2023

BPTT: Điệp ngữ "nghe"

Dấu hiện: có sự lặp lại từ "nghe" có ý nghệ thuật nhấn mạnh ở đầu câu thơ.

Tác dụng:

+) Ý cố định: nhấn mạnh lại việc tác giả nghe được những gì ở tuổi thơ Người.

+) Ý sát: nổi bật nên hình ảnh mà tác giả tưởng lại gồm nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.

+) Ý nâng cao: thể hiện tình cảm tác giả dành cho quê hương mình, nhà thơ ghi nhớ rõ những gì mình được trải qua thời thơ ấu.

Từ đó câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình, giàu sức gợi cảm xúc hấp dẫn gây ấn tượng hơn với đọc giả.

Phép điệp từ "nghe" 

- Tác dụng: 

+ Khiến hình ảnh thơ giàu chất gợi hình, gợi cảm từ đó gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

+ Diễn tả sự xúc động của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân

+ Tiếng gà trưa làm xao động lòng người đồng thời khơi nguồn cảm xúc cho người chiến sĩ nhớ về một thời quá khứ

4 tháng 1 2022

1. Trích trong bài văn "tiếng gà trưa", tác giả là Xuân Quỳnh

2. ừm nhân vật chữ tình là "người lính đi hành quân xa"

3.điệp ngữ là từ Nghe á, tác

dụng là : nhấn mạnh cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà.

4. Xin lỗi :((( mik ko bt nha

5 tháng 8 2017

Đáp án

– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.

– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

12 tháng 3 2022

đứa nào gúp bố mày với tao đang gấpucche

12 tháng 3 2022

nói kiểu thế thì ko ai giúp đâu