Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:]
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.29)
1. Vẻ đẹp cổ điển của lời thơ được thể hiện như thế nào trong văn bản?
2. Phân tích sự sáng tạo của Huy Cận trong cách diễn đạt: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
3. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh/ chị về nỗi niềm, tâm trạng của thi nhân được thể hiện trong văn bản.
“Lòng quê dợn dợn vòi con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
- “Dợn dợn”: tăng mãi lên, nhanh mãi lên, mạnh mãi lên.
-> Sóng lòng đang trải ra cùng sóng nước.
- Đối thoại lại với người xưa: Nỗi nhớ quê luôn thường trực dai dẳng, triền miên.
- “Lòng quê”, “nhớ nhà”:
+ Nỗi nhớ Hà Tĩnh của tác giả.
+ Biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước, nhớ quê hương đất nước của chính mình, thấy thiếu quê hương, nhớ quê hương vì nhớ một thời vàng son chưa mất nước.