Câu 21: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 2 phút)
Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ?
A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn.
B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.
C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.
D. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.
Câu 22: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 2 phút)
Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?
A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị
cường độ của lực theo tỉ xích cho tr ước.
C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý
biểu thị cường độ của lực.
Câu 23: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 2 phút)
Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Lực là một đại lượng véc tơ.
B. Lực có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vân tốc.
C. Lực có tác dụng làm đổi hướng của vận tốc.
D. Lực không phải là một đại lượng véc tơ.
Câu 24: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút)
Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm
ứng với 20N. Cách biểu diễn đúng là:
A. Hình a; B. Hình b; C. Hình c; D. Hình d.
Câu 25: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút)
Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:
10N
A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.
B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.
Câu 26: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút)
Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ
trái sang phải, F = 20N?
10N
F F
20 N 10 N 1N
A. B. C. D.
Câu 27: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút)
Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5kg?
F
F
F
F
F
25N 2,5N 2,5N 25N
A. B. C. D.
Câu 28: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút)
Thế nào là hai lực cân bằng ?
A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng
tác dụng vào một vật.
B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác
dụng vào một vật.
C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Câu 29: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút)
Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động;
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.
C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.
Câu 30: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 4 phút)
Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau
là:
A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.