Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…"
1. Phân tích tác dụng của dấu chấm lửng cuối cùng trong câu chuyện trên. (
2. Trong cuộc trò chuyện, người thầy và danh tướng đã cùng thực hiện một phương châm hội thoại, đó là phương châm nào? Dựa vào đâu em khẳng định điều đó?
3. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 rang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.
1. Dấu chấm lửng thể hiện sự ngập ngừng của người nói.
- Người học trò: Mong muốn thầy nhận ra mình.
- Người thầy: ngờ ngợ, ngạc nhiên.
2. Phương châm lịch sự. Dựa vào các đại từ xưng hô của hai người.
3. Vấn đề tôn sư trọng đạo.