hãy viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Refer:Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những tính cách, lối sống của riêng mình. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc.Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần nhận thức được giá trị phấn đấu tu dưỡng để có thể rèn luyện cho bản thân đức tính cao quý này.
Em tham khảo:
Phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa giản dị và thanh cao. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị. NƠi, nơi làm việc của Người là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh quê nhà quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, là nơi họp của bộ chính trị,... Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị: bộ quàn áo bà ba nâu, chiếc áo trân thủ, đôi dép lốp thô sơ,...Về việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém,cà muối, cháo hoa,...Nhà thơ Việt Phương từng ghi lại nét đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của HCM:"Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ-Không thích nói to và đi lại rất khẽ cả trong vườn".
Cách sống giản dị, đạm bạc của HCM lại vô cùng thanh cao. Dây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát vẻ đẹp giản dị mà vĩ đại của HCM trong hai câu thơ "Mong manh áo vải hồn muôn trượng/Hơn tượng đồng phơi những lối mòn"
Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.
* Giản dị là một điều gì đó thật đơn giản, thật nhẹ nhàng, thanh thản trong cuộc sống; đó là một cuộc sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, vô ích. Giản dị là sự hòa hợp giữa sự thanh thoát về tâm hồn và trí tuệ.
*Ý nghĩa:Giản dị giúp con người hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Biết yêu thương con người hơn và biết quý trọng mọi người hơn.
Tham khảo
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một trong số những người thân cận và gần gũi với Hồ Chí Minh nhất chính là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông có nhiều bài viết và sách về Hồ Chủ tịch, bằng vốn hiểu biết và lòng kính yêu chân thành dành cho Bác, và một trong số những bài viết hay và sâu sắc nhất về Bác của Phạm Văn Đồng phải kể đến Đức tính giản dị của Bác Hồ, tập trung thể hiện vẻ đẹp nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc.
Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, dẫn chứng và lý lẽ mà tác giả nêu ra vô cùng thuyết phục, điều đó không chỉ hấp dẫn độc giả mà còn giúp cho người đọc có những bài học bổ ích, từ đó càng thêm kính yêu Bác Hồ vĩ đại. Đầu tiên đức tính giản dị của Bác thể hiện rất rõ nét trong sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác. Tác giả nêu ra vấn đề cần nghị luận là "sự nhất quán giữa đời hoạt động...Hồ Chủ tịch", như vậy ta có thể thấy rằng trong câu dẫn ra vấn đề này có hai vế đối lập với nhau, "đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất" ứng với "đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Tuy là đối lập nhưng chúng lại bổ sung cho nhau, làm nổi bật lên sự hài hòa giữa phẩm chất cách mạng và phẩm chất đời thường của Bác. Sau đó Phạm Văn Đồng đã đưa ra một lời bình rất sâu sắc về nét phẩm chất tốt đẹp ấy của Bác rằng: "Rất lạ lùng, rất kì diệu...Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp". Cách đưa ra vấn đề như vậy vừa ngắn gọn, rõ ràng, sâu sắc và đặc biệt làm làm nổi bật được chủ đề của cả văn bản - đức tính giản dị của Bác Hồ.
Sau phần đưa ra vấn đề cần nghị luận, tác giả tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác đáng để chứng minh đức tính giản dị của Bác, điều đó thể hiện trong đời sống thường nhật, trong lời nói và bài viết. Đầu tiên, trong đời sống thường ngày Phạm Văn Đồng bằng sự thân cận, gần gũi và sự hiểu biết của mình đã dẫn ra những dẫn chứng vô cùng xác đáng và chân thực bằng cách vừa chứng minh vừa giải thích và bình luận xen kẽ. Trong bữa cơm và đồ dùng, thì "bữa cơm chỉ có vài ba món", "lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào", "cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất". Từ đó có thể thấy rằng Bác có lối sống vô cùng đạm bạc và giản dị, lời bình "Ở việc làm nhỏ đó...người phục vụ", cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân vân và công sức của những người phục vụ mình. Về ngôi nhà của Bác "vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng", và lúc nào cũng chan hòa ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, thể hiện lối sống yêu và gần gũi chan hòa với thiên nhiên, cùng tâm hồn thanh bạc và tao nhã của Người. Trong làm việc, công tác Bác là người "suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc", Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Có thể thấy rằng Hồ Chủ tịch là một người tận tụy, cần mẫn, yêu lao động. Không chỉ vậy trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân,... Cuối cùng tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu ra một lời nhận định, giải thích về cội nguồn của đức tính giản dị của Bác rất hay và sâu sắc "Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành thanh cao như nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, với những giá trị tinh thần cao đẹp nhất".
Luận điểm tiếp theo của tác giả là sự giản dị của Bác thông qua lời nói và bài viết "vì muốn cho nhân dân hiểu được, nói được và nhớ được", sử dụng phương pháp lập luận chứng minh theo hướng nhân quả. Phạm Văn Đồng đã đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi", mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết thấm đẫm tình cảm chân thành, lòng kính yêu của tác giả đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thông qua bài viết ta có thể thấy rõ được đức tính giản dị tốt đẹp của Bác được thể hiện qua nhiều phương diện từ đời sống hàng ngày, đến lời nói, bài viết của Bác, thông qua các luận điểm rõ ràng, dẫn chứng lý lẽ đầy sức thuyết phục. Để lại cho độc giả những cảm xúc sâu sắc, khơi gợi nỗi nhớ tha thiết và tấm lòng kính yêu Bác trong tâm hồn mỗi độc giả.
Con người đang dần đánh mất niềm tin vào nhau là điều khiến tôi giật mình nhận ra gần đây. Khi một vụ tai nạn xảy ra trước mắt mình, nạn nhân nằm dưới đất còn tài xế nhanh chóng lái xe đi mất. Dòng người tiếp tục lưu thông không ai dừng lại để xem tình trạng của nạn nhân. Lần đầu tôi suy nghĩ đó là do con người vô cảm nhưng lần lượt chứng kiến những vụ va chạm khác tôi nhận ra thứ ngăn cản lòng tốt của mọi người chính là nỗi sợ bị vu oan là kẻ gây ra tai nạn. Không ít lần có những người tốt bụng phát hiện nạn nhân của một vụ tai nạn đã chạy đến giúp đỡ. Nhưng họ nhận lại là những lời buộc tội vô căn cứ từ những nạn nhân và bắt họ phải bồi thường cho nỗi đau của họ. Những trường hợp ấy xảy ra thường xuyên đến mức con người ta không thể tin vào nhau nữa mà chọn nhắm mắt làm ngơ. Thêm một chuyện chi bằng bớt đi một chuyện khiến tôi cảm thấy phải chăng tình người đã đóng băng rồi sao ?
Trong cuộc sống của mỗi người, đức tính giản gị là vô cùng quan trọng. Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.
Gợi ý :
- “Lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa
- Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương.
Qua đó các em hãy trình bày suy nghĩ của mình và sử dụng các phép liên kết như phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối....