Câu 1 : ( Trắc nghiệm) Trong những câu sau , câu nào có ý trái ngược với các câu còn lại ?
A. Uống nước nhớ nguồn B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
C. Ăn cháo đá bát D. Uống nước nhớ người đào giếng
Câu 2 : ( Tự luận) Để chứng minh Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và hay , tác giả đã sử dụng hệ thống ý và
tổ chức dẫn chứng như thế nào ?
Câu 3 . (Tự luận) Thời đại ngày nay là thời đại đất nước mở rộng giao lưu với các nước khác. Theo em làm thế nào để
Tiếng việt ngày càng phong phú và giàu có hơn .
p/s: Viết đoạn ngắn thôi ,đừng dài quá nha !
Cần gấp , sẽ tick .
Câu 1 : ( Trắc nghiệm) Trong những câu sau , câu nào có ý trái ngược với các câu còn lại ?
A. Uống nước nhớ nguồn B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
C. Ăn cháo đá bát D. Uống nước nhớ người đào giếng
Câu 1 : C
Câu 2 :
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao, có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.
Câu 3 : Mình ko biết làm sorry